Cơ quan nào có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam?

Thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam thuộc về ai? Cơ quan nào có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam?

Điều lệ Công đoàn Việt Nam là gì?

Căn cứ Điều 4 Luật Công đoàn 2024 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quyền công đoàn là quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn của người lao động, đoàn viên công đoàn và quyền của tổ chức Công đoàn theo quy định của pháp luật, quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hoặc công đoàn cấp tỉnh, công đoàn ngành trung ương và tương đương công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
3. Nghiệp đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, tập hợp những người làm việc không có quan hệ lao động, cùng ngành, nghề hoặc những người lao động đặc thù khác, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
4. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là một cấp trong hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam, trực tiếp thực hiện quyền công nhận và chỉ đạo hoạt động công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
5. Cán bộ công đoàn là công dân Việt Nam được bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm, chỉ định để thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Cán bộ công đoàn bao gồm:
a) Cán bộ công đoàn chuyên trách là người được bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm, chỉ định để đảm nhiệm thường xuyên công việc trong tổ chức Công đoàn;
b) Cán bộ công đoàn không chuyên trách là người được công đoàn các cấp bầu cử hoặc cấp có thẩm quyền của Công đoàn chỉ định vào chức danh từ tổ phó tổ công đoàn trở lên để kiêm nhiệm công việc của tổ chức Công đoàn.
6. Đoàn viên công đoàn là người lao động được kết nạp hoặc công nhận vào Công đoàn Việt Nam theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
7. Người sử dụng lao động là cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, tuyển dụng, sử dụng người lao động và trả lương, tiền công theo quy định của pháp luật.
8. Tranh chấp về quyền công đoàn là tranh chấp phát sinh giữa người lao động, đoàn viên công đoàn, tổ chức Công đoàn với người sử dụng lao động về việc thực hiện quyền công đoàn hoặc giữa tổ chức Công đoàn với tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp về việc có liên quan đến tổ chức, hoạt động công đoàn.
9. Điều lệ Công đoàn Việt Nam là văn bản do Đại hội Công đoàn Việt Nam thông qua, quy định về tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công đoàn Việt Nam; điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập, giải thể và chấm dứt hoạt động công đoàn; quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn các cấp; quyền, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn; tài chính, tài sản của Công đoàn; nội dung khác liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn. Điều lệ Công đoàn Việt Nam không được trái với quy định của Hiến pháp, pháp luật và quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Theo đó, Điều lệ Công đoàn Việt Nam là văn bản do Đại hội Công đoàn Việt Nam thông qua, quy định về tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công đoàn Việt Nam; điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập, giải thể và chấm dứt hoạt động công đoàn; quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn các cấp; quyền, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn; tài chính, tài sản của Công đoàn; nội dung khác liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn.

Điều lệ Công đoàn Việt Nam không được trái với quy định của Hiến pháp, pháp luật và quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Cơ quan nào có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam?

Cơ quan nào có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam?

Cơ quan nào có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam?

Căn cứ tại Điều 35 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định:

Thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ
1. Điều lệ Công đoàn Việt Nam do Đại hội Công đoàn Việt Nam thông qua. Chỉ Đại hội Công đoàn Việt Nam mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
2. Những vấn đề mới phát sinh chưa được quy định trong Điều lệ, giao Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn xem xét, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện thí điểm và báo cáo tại Đại hội Công đoàn Việt Nam để sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam cho phù hợp.

Theo đó, chỉ Đại hội Công đoàn Việt Nam mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Cơ quan nào có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam?

Căn cứ tại Điều 34 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định:

Trách nhiệm thi hành Điều lệ
1. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
2. Tổ chức công đoàn, tập thể ban chấp hành, Đoàn Chủ tịch, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp; cán bộ công đoàn và đoàn viên công đoàn có trách nhiệm thi hành nghiêm chỉnh Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Theo đó, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Lưu ý: Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.

Công đoàn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Công đoàn Việt Nam là tổ chức duy nhất đại diện của người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động đúng không?
Lao động tiền lương
Hồ sơ gia nhập Công đoàn Việt Nam tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp bao gồm các văn bản gì?
Lao động tiền lương
Cơ quan nào có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam?
Lao động tiền lương
Công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương gồm những thành phần nào?
Lao động tiền lương
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp công đoàn là gì?
Lao động tiền lương
Công đoàn đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do ai quyết định thành lập?
Lao động tiền lương
Công đoàn Việt Nam là gì? Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam từ 1/7/2025 được quy định thế nào?
Lao động tiền lương
Cấp trung ương của Công đoàn Việt Nam là gì?
Lao động tiền lương
Từ 1/7/2025 hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam gồm mấy cấp?
Lao động tiền lương
Điều lệ Công đoàn Việt Nam do cơ quan nào thông qua?
Đi đến trang Tìm kiếm - Công đoàn Việt Nam
32 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công đoàn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công đoàn Việt Nam

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tài chính Công đoàn: Các văn bản liên quan cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào