Có phải đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025 không?
Có phải đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025 không?
Theo quy định tại Điều 95 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, từ 01/7/2025, người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng chế độ thai sản 2 triệu đồng cho:
- Mỗi con được sinh ra
- Và mỗi thai từ 22 tuần tuổi trở lên không may chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ.
Đối với lao động nữ là người dân tộc thiểu số hoặc lao động nữ là người Kinh có chồng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cư trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn khi sinh con thì ngoài mức hưởng nêu trên, vẫn được hưởng chính sách hỗ trợ khi sinh con theo quy định của Chính phủ.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, bên cạnh được nhận 2 triệu đồng tiền thai sản, những người đóng BHXH tự nguyện đủ điều kiện còn được hưởng thêm 03 chế độ khác bên cạnh trợ cấp thai sản bao gồm:
- Chế độ hưu trí
- Chế độ tử tuất
- Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Như vậy, việc đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản là thông tin chưa hoàn toàn đầy đủ.
Có phải đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025 không?
Điều kiện để được hưởng trợ cấp thai sản khi đóng BHXH tự nguyện là gì?
Tại Điều 94 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định như sau:
Đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp thai sản
1. Đối tượng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con được hưởng trợ cấp thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ sinh con;
b) Lao động nam có vợ sinh con.
2. Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng trợ cấp thai sản.
3. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản quy định tại khoản 1 Điều này thì chỉ cha hoặc mẹ được hưởng trợ cấp thai sản.
4. Trường hợp người quy định tại khoản 1 Điều này vừa có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản trong bảo hiểm xã hội tự nguyện và vừa có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản trong bảo hiểm xã hội bắt buộc thì chỉ được hưởng chế độ thai sản trong bảo hiểm xã hội bắt buộc.
5. Trường hợp mẹ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, cha đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản trong bảo hiểm xã hội tự nguyện thì mẹ được hưởng chế độ thai sản trong bảo hiểm xã hội bắt buộc và cha được hưởng trợ cấp thai sản trong bảo hiểm xã hội tự nguyện.
6. Trường hợp cha đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, mẹ đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản trong bảo hiểm xã hội tự nguyện thì cha được hưởng chế độ thai sản trong bảo hiểm xã hội bắt buộc và mẹ được hưởng trợ cấp thai sản trong bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Theo đó, điều kiện để được hưởng trự cấp thai sản thai sản khi đóng BHXH tự nguyện là:
(1) Lao động nữ sinh con/lao động nam có vợ sinh con đóng BHXH tự nguyện hoặc vừa đóng BHXH tự nguyện, vừa đóng BHXH bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh/vợ sinh sẽ được hưởng mức trợ cấp thai sản 02 triệu đồng.
(2) Chỉ người mẹ tham gia BHXH tự nguyện mà mất sau khi sinh: Cha/người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng trợ cấp thai sản.
(3) Cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH tự nguyện mà đủ điều kiện tại mục (1): Chỉ cha/mẹ được hưởng.
(4) Người tại mục (1) vừa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản trong BHXH tự nguyện, vừa đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản trong BHXH bắt buộc: Chỉ được hưởng chế độ thai sản trong BHXH bắt buộc.
(5) Nếu mẹ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản trong BHXH bắt buộc, cha đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản trong BHXH tự nguyện: Mẹ được hưởng chế độ thai sản trong BHXH bắt buộc, cha hưởng trợ cấp thai sản trong BHXH tự nguyện.
(6) Nếu cha đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản trong BHXH bắt buộc, mẹ đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản trong BHXH tự nguyện: Cha được hưởng chế độ thai sản trong BHXH bắt buộc, mẹ hưởng trợ cấp thai sản trong BHXH tự nguyện.
Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thai sản khi tham gia BHXH tự nguyện gồm những giấy tờ gì?
Tại Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thai sản
Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thai sản là một trong các giấy tờ sau đây:
1. Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
2. Trường hợp thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ hoặc con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì hồ sơ là một trong các giấy tờ sau đây:
a) Bản chính hoặc bản sao bản tóm tắt hồ sơ bệnh án có thể hiện thông tin con chết;
b) Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện của lao động nữ sinh con có thể hiện thông tin con chết;
c) Bản sao giấy báo tử của con;
d) Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp con chết trong vòng 24 giờ sau khi sinh.
Theo đó, hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thai sản khi tham gia BHXH tự nguyện gồm những giấy tờ sau:
- Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
- Trường hợp thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ hoặc con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì hồ sơ là một trong các giấy tờ sau đây:
+ Bản chính hoặc bản sao bản tóm tắt hồ sơ bệnh án có thể hiện thông tin con chết;
+ Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện của lao động nữ sinh con có thể hiện thông tin con chết;
+ Bản sao giấy báo tử của con;
+ Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp con chết trong vòng 24 giờ sau khi sinh.
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?