Có những loại hình đào tạo bồi dưỡng công chức viên chức Bộ Nội vụ nào?
Có những loại hình đào tạo bồi dưỡng công chức viên chức Bộ Nội vụ nào?
Căn cứ theo Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 490/QĐ-BNV năm 2016 quy định như sau:
Các loại hình đào tạo, bồi dưỡng
1. Đào tạo nâng cao trình độ chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ nói chung.
2. Bồi dưỡng theo tiêu chức danh công chức, viên chức.
3. Bồi dưỡng theo chức danh lãnh đạo, quản lý.
Theo đó, có những loại hình đào tạo bồi dưỡng công chức viên chức Bộ Nội vụ như sau:
- Đào tạo nâng cao trình độ chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ nói chung.
- Bồi dưỡng theo tiêu chức danh công chức, viên chức.
- Bồi dưỡng theo chức danh lãnh đạo, quản lý.
Có những loại hình đào tạo bồi dưỡng công chức viên chức Bộ Nội vụ nào?
Nguyên tắc đào tạo bồi dưỡng công chức viên chức Bộ Nội vụ là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 490/QĐ-BNV năm 2016 quy định như sau:
Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng
1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức do Bộ Nội vụ thống nhất quản lý, chỉ đạo thực hiện đối với các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, có phân cấp cho các đơn vị trực thuộc Bộ.
2. Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm; yêu cầu quản lý theo tiêu chuẩn của từng chức vụ lãnh đạo, quản lý; tiêu chuẩn của ngạch công chức, hạng và chức danh nghề nghiệp của viên chức; quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị đáp ứng được yêu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.
3. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức được xây dựng trên cơ sở quy hoạch của Bộ, của ngành và phù hợp với tiêu chuẩn chức danh.
4. Bảo đảm công khai, dân chủ minh bạch, hiệu quả trong đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức.
5. Bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của công chức, viên chức liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nguyên tắc đào tạo bồi dưỡng công chức viên chức Bộ Nội vụ gồm:
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức do Bộ Nội vụ thống nhất quản lý, chỉ đạo thực hiện đối với các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, có phân cấp cho các đơn vị trực thuộc Bộ.
- Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm; yêu cầu quản lý theo tiêu chuẩn của từng chức vụ lãnh đạo, quản lý; tiêu chuẩn của ngạch công chức, hạng và chức danh nghề nghiệp của viên chức; quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị đáp ứng được yêu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.
- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức được xây dựng trên cơ sở quy hoạch của Bộ, của ngành và phù hợp với tiêu chuẩn chức danh.
- Bảo đảm công khai, dân chủ minh bạch, hiệu quả trong đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức.
- Bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của công chức, viên chức liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
Việc phân cấp quản lý công chức viên chức Bộ Nội vụ đi đào tạo bồi dưỡng được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 490/QĐ-BNV năm 2016, việc phân cấp quản lý công chức viên chức Bộ Nội vụ đi đào tạo bồi dưỡng được quy định như sau:
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định cử công chức, viên chức tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng tương ứng với các đối tượng sau:
+ Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng:
++ Chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài;
++ Chương trình đào tạo cao cấp lý luận chính trị;
++ Chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp;
++ Các chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính, ngạch chuyên viên, đào tạo trình độ cao đẳng, đại học và thạc sỹ đối với công chức các Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ và Cơ quan chuyên trách Đảng, đoàn thể, Văn phòng Ban Cán sự;
++ Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý cấp vụ trở lên và cấp phòng đối với công chức khối cơ quan Bộ;
++ Đào tạo trình độ tiến sĩ;
++ Các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh.
+ Các đối tượng:
++ Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương ở các Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Cơ quan chuyên trách Đảng, đoàn thể, Văn phòng Ban Cán sự đảng; người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đối với các đơn vị trực thuộc Bộ;
++ Công chức, viên chức các Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, và Cơ quan chuyên trách Đảng, đoàn thể, Văn phòng Ban Cán sự đảng.
- Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ quyết định cử công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng đối với các nội dung đào tạo, bồi dưỡng và các đối tượng:
+ Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng:
++ Đào tạo nâng cao trình độ từ thạc sĩ trở xuống;
++ Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch từ ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống;
++ Chương trình đào tạo trung cấp lý luận chính trị.
++ Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng trở xuống.
+ Các đối tượng: Công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của đơn vị.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu 2025 chính thức: 03 mức tăng lương hưu theo Nghị định 75 vẫn tiếp tục được áp dụng, cụ thể ra sao?
- Chỉ thị 14: Thực hiện cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức như thế nào?
- Chốt lương hưu tháng 1 năm 2025: chi tiết lịch chi trả và mức hưởng tính như thế nào?
- Chính thức nâng mức lương hưu sau đợt tăng mới nhất gồm 15%, tăng thêm cho người nghỉ hưu nếu Chính phủ đề xuất tuy nhiên phải phù hợp với điều kiện gì?