Cơ hội việc làm nào cho ngành chọn và nhân giống cây trồng hệ cao đẳng?
Pháp luật giới thiệu ngành chọn và nhân giống cây trồng hệ cao đẳng như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Chương 7 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề: chọn và nhân giống cây trồng (Sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
1. Giới thiệu chung về nghề
Chọn và nhân giống cây trồng trình độ cao đẳng là ngành, nghề đào tạo các nội dung về: Ứng dụng các phương pháp chọn giống, lai giống và công nghệ di truyền để chọn tạo, sản xuất các nhóm giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng các điều kiện canh tác và sinh thái khác nhau, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các nhiệm vụ chính của nghề bao gồm: Thu thập, bảo quản, vật liệu nhân giống, khảo nghiệm giống, kiểm tra, đánh giá giống và hạt giống; Lai tạo, chọn lọc và sản xuất giống cây trồng; Sử dụng các công nghệ di truyền và công nghệ tế bào trong chọn tạo và nhân giống cây trồng; Chọn giống, nhân giống cây trồng, gieo trồng, chăm sóc, bảo vệ cây trồng.
Người làm nghề chọn và nhân giống cây trồng thường đảm nhiệm các vị trí công việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức liên quan đến công tác thu thập, bảo tồn nguồn giống, chọn lọc, lai tạo, khảo nghiệm và sản xuất giống cây trồng; trong các trang trại, hợp tác xã, công ty sản xuất kinh doanh giống cây trồng.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1900 giờ (tương đương 68 tín chỉ).
Như vậy, pháp luật đã giới thiệu tổng quát về ngành nghề chọn và nhân giống cây trồng hệ cao đẳng là ngành đào tạo các nội dung về: Ứng dụng các phương pháp chọn giống, lai giống và công nghệ di truyền để chọn tạo, sản xuất các nhóm giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng các điều kiện canh tác và sinh thái khác nhau.
Pháp luật giới thiệu ngành chọn và nhân giống cây trồng hệ cao đẳng (Hình từ Internet)
Kỹ năng cần thiết sau khi tốt nghiệp ngành chọn và nhân giống cây trồng là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Chương 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
3. Kỹ năng
- Thu thập và bảo quản được nguồn vật liệu nhân giống phù hợp với điều kiện thực tiễn;
- Đánh giá và chỉnh lý được vật liệu nhân giống phục vụ công tác lai tạo và chọn lọc giống cho các điều kiện sinh thái khác nhau;
- Thực hiện được các phương pháp chọn lọc, quy trình kỹ thuật canh tác các loại cây trồng sử dụng trong chọn giống;
- Sử dụng được các kỹ thuật lai giống, tuyển chọn giống cây trồng theo mục đích chọn giống;
- Tạo được giống cây trồng bằng phương pháp đột biến, đa bội thể, công nghệ di truyền và công nghệ tế bào thực vật;
- Thực hiện được công tác khảo nghiệm giống, kiểm tra, đánh giá hạt giống, cây giống;
- Tổ chức, điều hành được công việc sản xuất, bảo quản, duy trì sức sống và nâng cao chất lượng hạt giống, cây giống;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, ngoài đáp ứng được các kiến thức cơ bản và tối thiểu sau khi tốt nghiệp chuyên ngành chọn và nhân giống cây trồng hệ cao đẳng.
Người học cần trang bị đầy đủ các kỹ năng cơ bản như trên để có thể mở rộng cơ hội việc làm của mình trong tương lai.
Cơ hội việc làm nào cho ngành chọn và nhân giống cây trồng hệ cao đẳng?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Chương 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Thu thập, bảo quản vật liệu nhân giống;
- Chọn lọc giống;
- Lai giống;
- Tạo giống bằng công nghệ di truyền, đột biến, đa bội thể;
- Khảo nghiệm, kiểm tra, đánh giá giống và hạt giống;
- Sản xuất giống.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành chọn và nhân giống cây trồng hệ cao đẳng, người học nếu đáp ứng được các tiêu chí về kiến thức, kỹ năng cũng như các yêu cầu khác thì có thể đảm nhiệm các vị trí trong lĩnh vực như đã đề cập ở trên.
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định thêm về mức độ tự chủ và trách nhiệm của người học sau khi ra trường theo tiểu mục 4 Mục A Chương 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Có phẩm chất đạo đức tốt và nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc;
- Trung thực và có tính kỷ luật cao, có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao;
- Có khả năng giải quyết công việc hiệu quả, đa dạng, các vấn đề phức tạp trong chọn tạo và sản xuất giống cây trồng trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn giám sát đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ xác định, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm trong phạm vi công việc được giao;
- Có khả năng đánh giá chất lượng, kết quả công việc của bản thân và nhóm sau khi hoàn thành công việc được giao.
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?