Cơ hội việc làm của ngành thú y và ngành dịch vụ thú y hệ cao đẳng có khác hay không?
Pháp luật giới thiệu về ngành dịch vụ thú y như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Chương 12 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề: dịch vụ thú y ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Dịch vụ thú y trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện việc sử dụng thuốc thú y, vắc - xin; sử dụng dụng cụ thú y, phòng bệnh, chẩn đoán, điều trị bệnh, khai thác và pha chế tinh dịch, thực hành sản khoa, thực hiện các dịch vụ về thú y trong các cơ sở chăn nuôi, các trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp, các xã/phường, thực hiện công tác khuyến nông, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người học sau tốt nghiệp, có thể làm việc trong trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi giống gia súc gia cầm, thuốc thú y, sản xuất thức ăn chăn nuôi; kinh doanh thuốc thú y, bệnh xá thú y, dịch vụ chăm sóc thú cưng, trung tâm dịch vụ nông nghiệp, các cơ quan nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về chăn nuôi - thú y; các cơ quan quản lý nhà nước, hành chính sự nghiệp và các tổ chức khác có liên quan đến thú y.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2100 giờ (tương đương 75 tín chỉ).
Như vậy, ngành dịch vụ thú y được giới thiệu là thực hiện việc sử dụng thuốc thú y, vắc - xin; sử dụng dụng cụ thú y, phòng bệnh, chẩn đoán, điều trị bệnh, khai thác và pha chế tinh dịch, thực hành sản khoa, thực hiện các dịch vụ về thú y trong các cơ sở chăn nuôi, các trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp, các xã/phường, thực hiện công tác khuyến nông.
Ngành dịch vụ thú y hệ cao đẳng (Hình từ Internet)
Pháp luật giới thiệu về ngành thú y như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Chương 11 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề: thú y ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Thú y trình độ cao đẳng là ngành, nghề hoạt động trong lĩnh vực chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh, hướng dẫn kỹ thuật nhằm bảo vệ sức khỏe và phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi, cung cấp cho xã hội các sản phẩm an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề thú y có khả năng chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh, hướng dẫn kỹ thuật về thú y; sản xuất kinh doanh chăn nuôi thú y; xây dựng, quản lý, điều hành các trang trại chăn nuôi và thực hiện được các nhiệm vụ khác liên quan đến lĩnh vực thú y.
Người học sau tốt nghiệp, có thể làm việc trong trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi giống gia súc gia cầm, thuốc thú y, sản xuất thức ăn chăn nuôi; kinh doanh thuốc thú y, bệnh xá thú y, trung tâm dịch vụ nông nghiệp, các cơ quan nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về chăn nuôi - thú y; các cơ quan quản lý nhà nước, hành chính sự nghiệp và các tổ chức khác có liên quan đến thú y.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2100 giờ (tương đương 75 tín chỉ).
Như vậy, ngành thú y đã được pháp luật giới thiệu tổng quát là ngành hoạt động trong lĩnh vực chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh, hướng dẫn kỹ thuật nhằm bảo vệ sức khỏe và phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi, cung cấp cho xã hội các sản phẩm an toàn
Cơ hội việc làm của ngành thú y và ngành dịch vụ thú ý có khác hay không?
Những vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp ngành thú y hệ cao đẳng
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Chương 11 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề: thú y ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Phòng, chống dịch bệnh;
- Chẩn đoán bệnh;
- Điều trị bệnh;
- Khai thác và pha chế tinh dịch;
- Sản xuất thuốc thú y;
- Nghiên cứu, thực nghiệm về thú y;
- Kinh doanh thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học, thuốc thú y, dụng cụ trang thiết bị chăn nuôi, thú y.
Những vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp ngành dịch vụ thú y hệ cao đẳng
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Chương 12 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề: dịch vụ thú y ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Phòng, chống dịch bệnh;
- Chẩn đoán, điều trị bệnh;
- Khai thác và pha chế tinh dịch;
- Thực hành sản khoa trong thú y;
- Thú y trong khuyến nông;
- Tiếp thị thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi;
- Kinh doanh thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi;
- Dịch vụ chăm sóc thú cưng.
Như vậy, từ các quy định trên có thể thấy rõ dù cả hai ngành đều hướng tới lĩnh vực thú y nhưng cơ hội việc làm sau khi ra trường có sự khác biệt đáng kể. Khi ngành thú y có thể đảm nhận các vị trí chuyên về nghiên cứu, khai thác phát triển thuốc, thức ăn, phòng chống bệnh,...thì ngành dịch vụ lại hướng đến việc đào tạo các công việc liên quan đến dịch vụ, chăm sóc thú y.
Do đó nếu muốn làm các công việc liên quan nhiều đến dịch vụ chăm sóc thú cưng, người học có thể cân nhắc học ngành dịch vụ thú y hệ cao đẳng.
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Chính phủ điều chỉnh lại mức lương cơ sở 2.34 cho phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, lương cơ sở của cán bộ công chức viên chức nếu điều chỉnh còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố khác cụ thể thế nào?