Có được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp không?
Người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp có được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm không?
Căn cứ Điều 12 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
Đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm
1. Đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh;
b) Người lao động.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc các trường hợp sau đây được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp hơn:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số;
b) Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật.
Và theo Điều 6 Quyết định 63/2015/QĐ-TTg quy định như sau:
Hỗ trợ giải quyết việc làm trong nước
Người lao động bị thu hồi đất được hỗ trợ:
1. Tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí tại các Trung tâm dịch vụ việc làm;
2. Vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp thuộc đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm.
Có được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp không? (Hình từ Internet)
Điều kiện để người lao động được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm là gì?
Căn cứ Điều 13 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
Điều kiện vay vốn
1. Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;
b) Dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
c) Có bảo đảm tiền vay.
2. Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc thu hút thêm lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
c) Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.
3. Chính phủ quy định mức vay, thời hạn, lãi suất cho vay, trình tự, thủ tục vay vốn và điều kiện bảo đảm tiền vay.
Theo như quy định trên, người lao động sẽ được hỗ trợ vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi đáp ứng các điều kiện như có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc thu hút lao động và có nơi cứ trú hợp pháp tại nơi thực hiện dự án.
Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất?
Căn cứ Điều 8 Quyết định 63/2015/QĐ-TTg quy định như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:
a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định này;
b) Tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp, đề xuất bổ sung nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay giải quyết việc làm theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 và cho vay đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 Quyết định này.
3. Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức việc cho vay đối với người lao động bị thu hồi đất theo quy định tại Quyết định này.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo lập và tổ chức thực hiện phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người lao động bị thu hồi đất;
b) Báo cáo tình hình đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, theo quy định trên, cơ quan nhà nước bao gồm: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức, hỗ trợ người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp giải quyết việc làm trong nước.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?