Có được phép tiếp tục hoạt động giáo dục nghề nghiệp sau thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp không?
Có được phép tiếp tục hoạt động giáo dục nghề nghiệp sau thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp không?
Căn cứ tại Điều 20 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp
1. Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bị đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong những trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này;
c) Tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
d) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà giáo, viên chức, người lao động và người học. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì có quyền đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
4. Sau thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép tiếp tục hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, sau thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép tiếp tục hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Có được phép tiếp tục hoạt động giáo dục nghề nghiệp sau thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp không?
Ai có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 143/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP quy định:
Đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp
...
2. Thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp
a) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều 16 Nghị định này tổ chức kiểm tra để đánh giá mức độ vi phạm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và doanh nghiệp;
b) Căn cứ mức độ vi phạm, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định này quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
c) Đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì cơ quan kiểm tra quyết định đình chỉ hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp để đình chỉ;
d) Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này và phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của cơ sở bị đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp và trang thông tin điện tử của cơ quan quyết định đình chỉ;
đ) Sau thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép tiếp tục tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 16 Nghị định 143/2016/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
- Đối với trường cao đẳng: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có thẩm quyền đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
- Đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và doanh nghiệp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải có tiêu chuẩn ra sao?
Căn cứ tại Điều 53 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp
1. Nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bao gồm nhà giáo dạy lý thuyết, nhà giáo dạy thực hành hoặc nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành.
2. Nhà giáo trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp được gọi là giáo viên; nhà giáo trong trường cao đẳng được gọi là giảng viên.
3. Chức danh của nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp; giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp.
4. Nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất, đạo đức tốt;
b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ;
c) Có đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
d) Có lý lịch rõ ràng.
Theo đó, nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Có phẩm chất, đạo đức tốt;
- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ;
- Có đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
- Có lý lịch rõ ràng.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?