Có bắt buộc bố trí thời gian nghỉ giữa giờ trong thời gian làm thêm giờ không?
Làm thêm giờ là gì?
Theo Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
Theo đó, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
- Phải được sự đồng ý của người lao động;
- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm, bao gồm:
- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
- Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
- Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
- Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
- Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
Tóm lại, làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài giờ làm việc bình thường mà người lao động có thể thực hiện theo sự đồng ý của cả hai bên - người lao động và người sử dụng lao động.
Tuy nhiên, việc làm thêm giờ cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi của người lao động.
>>> MỚI: Người lao động được nghỉ giữa giờ trong bao lâu?
Có bắt buộc bố trí thời gian nghỉ giữa giờ trong thời gian làm thêm giờ không?
Có bắt buộc bố trí thời gian nghỉ giữa giờ trong thời gian làm thêm giờ không?
Liên quan đến vấn đề này, Điều 109 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghỉ trong giờ làm việc
1. Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
2. Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.
Dựa theo quy định trên, pháp luật chỉ quy định thời gian nghỉ giữa giờ đối với thời gian làm việc bình thường theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019.
Đối với thời gian làm thêm giờ, pháp luật không bắt buộc người sử dụng lao động phải bố trí nghỉ giữa giờ mà chỉ quy định người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao, thời gian nghỉ giải lao này sẽ được quy định trong nội quy lao động.
Trường hợp nào người lao động không được phép từ chối làm thêm giờ?
Căn cứ theo Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, người lao động không được phép từ chối làm thêm giờ trong các trường hợp:
- Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, khi người sử dụng lao động yêu cầu người lao động làm thêm giờ trong những tình huống đã nêu, người lao động không có quyền từ chối.
Tuy nhiên, ngoại trừ các trường hợp liên quan đến lệnh động viên hoặc huy động nhằm đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, người lao động có quyền từ chối nếu việc làm thêm giờ có thể gây nguy hiểm cho tính mạng hoặc sức khỏe của họ theo quy định về an toàn và vệ sinh lao động. Điều này thể hiện sự cân nhắc hợp lý giữa quyền lợi của người lao động và nhu cầu của người sử dụng lao động trong các tình huống khẩn cấp.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?