Chuyên viên chính về quản lý tần số vô tuyến điện phải có năng lực thế nào?
Chuyên viên chính về quản lý tần số vô tuyến điện phải có năng lực thế nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Khung năng lực vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành thông tin và truyền thông quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BTTTT thì chuyên viên chính về quản lý tần số vô tuyến điện phải có năng lực như sau:
- Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật về ngành, lĩnh vực công tác và các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
- Có khả năng tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án, dự án, chương trình hành động và hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách, quy định về quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực hoặc địa phương công tác.
- Nắm được tình hình và xu thế phát triển của ngành, lĩnh vực công tác trong nước và thế giới; có khả năng tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý.
- Có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu.
Chuyên viên chính về quản lý tần số vô tuyến điện phải có năng lực thế nào? (Hình từ Internet)
Chuyên viên chính về quản lý tần số vô tuyến điện phải có thành tích công tác thế nào?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục II Khung năng lực vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành thông tin và truyền thông quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BTTTT thì Chuyên viên chính về quản lý tần số vô tuyến điện phải có thành tích công tác như sau:
- Có thời gian giữ ngạch chuyên viên và tương đương từ đủ 09 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch chuyên viên thì thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).
- Trong thời gian giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
Công việc của chuyên viên chính về quản lý tần số vô tuyến điện là gì?
Căn cứ tiểu mục 38 Mục II Bản mô tả công việc vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành thông tin và truyền thông trong các cơ quan, tổ chức quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BTTTT thì Chuyên viên chính về quản lý tần số vô tuyến điện phải thực hiện những công việc sau đây:
Tên vị trí việc làm | Ngạch công chức tương ứng | Mục tiêu vị trí việc làm | MÔ TẢ CÔNG VIỆC |
Chuyên viên chính về quản lý tần số vô tuyến điện | Chuyên viên chính | Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, tham mưu xây dựng văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng lĩnh vực tần số vô tuyến điện; chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực thi các nhiệm vụ chuyên môn theo mảng việc được phân công | - Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng lĩnh vực tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh. - Chủ trì hoặc tham gia sơ kết, tổng kết, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng lĩnh vực tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh. - Chủ trì hoặc tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm về công tác hoạch định và thực thi chính sách của lĩnh vực tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh. - Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công, cụ thể: + Thẩm định, giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện. + Hợp tác quốc tế về kỹ thuật, nghiệp vụ tần số vô tuyến điện theo sự phân cấp của Bộ trưởng; thực hiện đăng ký tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh với Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU); tổ chức phối hợp tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh với các nước, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế; khiếu nại và giải quyết khiếu nại can nhiễu tần số vô tuyến điện của Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế; tham gia các chương trình kiểm soát tần số vô tuyến điện quốc tế. + Kiểm soát việc phát sóng vô tuyến điện của các đài phát trong nước, các đài nước ngoài phát sóng đến Việt Nam thuộc các nghiệp vụ vô tuyến điện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Giám sát việc triển khai theo giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện đã cấp. Xử lý nhiễu vô tuyến điện. Đo lường thử nghiệm tương thích điện từ cho các thiết bị bức xạ vô tuyến điện theo quy định của pháp luật. + Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật. + Thu, quản lý và sử dụng phí, lệ phí về tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do cấp trên phân công. |
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?