Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Xây dựng từ 5/2/2025, cụ thể ra sao?
Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Xây dựng từ 5/2/2025, cụ thể ra sao?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 11/2024/TT-BXD quy định như sau:
Mã số, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Xây dựng
1. Nhóm chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư, bao gồm:
a) Kiến trúc sư hạng I Mã số: V.04.01.01
b) Kiến trúc sư hạng II Mã số: V.04.01.02
c) Kiến trúc sư hạng III Mã số: V.04.01.03
2. Nhóm chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên, bao gồm:
a) Thẩm kế viên hạng I Mã số: V.04.02.04
b) Thẩm kế viên hạng II Mã số: V.04.02.05
c) Thẩm kế viên hạng III Mã số: V.04.02.06
d) Thẩm kế viên hạng IV Mã số: V.04.02.07
Theo đó, từ 5/2/2025 chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Xây dựng gồm: Nhóm chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư và nhóm chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên. Cụ thể:
* Nhóm chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư, bao gồm:
- Kiến trúc sư hạng 1.
- Kiến trúc sư hạng 2.
- Kiến trúc sư hạng 3.
* Nhóm chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên, bao gồm:
- Thẩm kế viên hạng 1.
- Thẩm kế viên hạng 2.
- Thẩm kế viên hạng 3.
- Thẩm kế viên hạng 4.
>> Bảng lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành xây dựng
Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Xây dựng từ 5/2/2025, cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
Căn cứ, nguyên tắc tổ chức xét thăng hạng viên chức chuyên ngành Xây dựng như thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 11/2024/TT-BXD quy định như sau:
Căn cứ, nguyên tắc tổ chức xét thăng hạng
Căn cứ, nguyên tắc tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ và khoản 38 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ.
Dẫn chiếu đến Điều 31 Nghị định 115/2020/NĐ-CP có nội dung bị bãi bỏ bởi điểm c khoản 38 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Căn cứ, nguyên tắc tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
1. Việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và phù hợp với cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Viên chức được đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật.
3. Kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
Theo đó, căn cứ, nguyên tắc tổ chức xét thăng hạng viên chức chuyên ngành Xây dựng như sau:
- Việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và phù hợp với cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Viên chức được đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
Viên chức chuyên ngành Xây dựng xét thăng hạng cần đáp ứng yêu cầu về thời gian giữ chức danh nghề nghiệp như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 11/2024/TT-BXD quy định như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện xét chung
1. Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ.
2. Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành của hạng dự xét thăng hạng quy định tại Thông tư này.
3. Đáp ứng yêu cầu về thời gian giữ chức danh nghề nghiệp, cụ thể như sau:
a) Viên chức xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Xây dựng hạng II hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên, không kể thời gian tập sự (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn). Trường hợp tính thời gian tương đương thì phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Xây dựng hạng II ít nhất 12 tháng tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng;
b) Viên chức xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Xây dựng hạng III hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên, không kể thời gian tập sự (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn).Trường hợp tính thời gian tương đương thì phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Xây dựng hạng III ít nhất 12 tháng tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
Theo đó, viên chức chuyên ngành Xây dựng xét thăng hạng cần đáp ứng yêu cầu về thời gian giữ chức danh nghề nghiệp như sau:
- Viên chức xét thăng hạng từ hạng 2 lên hạng 1 có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Xây dựng hạng 2 hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên, không kể thời gian tập sự (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn). Trường hợp tính thời gian tương đương thì phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Xây dựng hạng 2 ít nhất 12 tháng tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng;
- Viên chức xét thăng hạng từ hạng 3 lên hạng 2 có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Xây dựng hạng 3 hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên, không kể thời gian tập sự (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn).Trường hợp tính thời gian tương đương thì phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Xây dựng hạng 3 ít nhất 12 tháng tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
Lưu ý: Đây là tiêu chuẩn chung, các chức danh nghề nghiệp cụ thể thì cần tuân theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư 11/2024/TT-BXD.
Thông tư 11/2024/TT-BXD có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 02 năm 2025.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Có bổ nhiệm công chức lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước từ nguồn nhân sự bên ngoài được không?
- Ủy quyền quyết toán thuế là gì? Ai được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là cán bộ hay công chức?
- Công chức biệt phái, luân chuyển được hưởng chế độ chính sách ra sao?