Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp có nhiệm vụ gì?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp có nhiệm vụ gì?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp cần đáp ứng yêu cầu gì về trình độ, phẩm chất?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp có các quyền hạn cụ thể gì?
Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp có nhiệm vụ gì?
Phụ lục III kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BTP quy định Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp có các nhiệm vụ như sau:
TT | Nhiệm vụ, mảng công việc | Công việc cụ thể | Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc |
2.1 | Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động | Chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động theo nhiệm kỳ và hàng quý, hàng năm của Hội đồng quản lý. | Chương trình, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. |
2.2 | Thực hiện nhiệm vụ cụ thể | 1. Điều hành Hội đồng quản lý để thực hiện các nhiệm vụ sau đây: a) Quyết định về chiến lược, kế hoạch trung hạn và hàng năm của đơn vị; b) Quyết định chủ trương đầu tư mở rộng hoạt động, thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc đơn vị sự nghiệp công lập; c) Quyết định chủ trương về tổ chức bộ máy, nhân sự (trừ số lượng người làm việc thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức); d) Thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị để trình cấp có thẩm quyền quyết định; đ) Thông qua báo cáo quyết toán tài chính hàng năm, thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, việc triển khai quy chế dân chủ; e) Quyết định các vấn đề quan trọng khác của đơn vị theo quy định của pháp luật. 2. Tổ chức việc giám sát và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược, kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; kết quả quản lý điều hành của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. 3. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đối với đơn vị sự nghiệp công lập và với cơ quan quản lý cấp trên theo quy định. 4. Ký văn bản của Hội đồng quản lý. 5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc theo quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý. | 1. Hoạt động của Hội đồng quản lý thông suốt; công việc chung của đơn vị sự nghiệp được thực hiện theo đúng quy trình công việc và hoàn thành theo tiến độ, chất lượng của chương trình, kế hoạch. 2. Kết quả công việc được đánh giá công khai, minh bạch. 3. Thực hiện kịp thời, đúng quy định, đạt hiệu quả. 4, 5. Văn bản được ký, nhiệm vụ, quyền hạn được thực hiện theo đúng quy định pháp luật. |
2.3 | Chủ trì hoặc tham gia các cuộc họp, hội nghị | 1. Triệu tập, chủ trì các cuộc họp Hội đồng quản lý; chỉ đạo chuẩn bị các chương trình, tài liệu cuộc họp hoặc lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản lý. 2. Tham dự các cuộc họp, hội nghị của đơn vị, cơ quan quản lý cấp trên theo quy định. | 1. Công việc được triển khai và thông tin được trao đổi kịp thời, đúng quy định. 2. Tiếp nhận, cung cấp thông tin theo đúng quy định; kịp thời báo cáo nội dung kết quả cuộc họp cho cấp có thẩm quyền |
Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp có nhiệm vụ gì?
Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp cần đáp ứng yêu cầu gì về trình độ, phẩm chất?
Phụ lục III kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BTP quy định Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp đáp ứng các yêu cầu về trình độ, phẩm chất như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | · Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành luật. · Đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn như người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật và quy định của cấp có thẩm quyền. |
Bồi dưỡng, chứng chỉ | · Đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định pháp luật và quy định của cấp có thẩm quyền. · Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo cấp vụ hoặc tương đương đối với Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ; có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng hoặc tương đương đối với Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị thuộc Bộ và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở (hoàn thành chậm nhất trong vòng 12 tháng kể từ ngày bổ nhiệm). |
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | · Đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. |
Phẩm chất cá nhân | ·Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định cơ quan. ·Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt. · Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe. · Điềm tĩnh, cẩn thận. · Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập. · Khả năng đoàn kết nội bộ. |
Các yêu cầu khác | · Có khả năng đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản lý và đơn vị sự nghiệp. · Hiểu biết về lĩnh vực công tác của đơn vị sự nghiệp trong hệ thống chính trị và định hướng phát triển. · Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của người có thẩm quyền bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý. |
Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp có các quyền hạn cụ thể gì?
Phụ lục III kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BTP quy định Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp có các quyền hạn cụ thể như sau:
TT | Quyền hạn cụ thể |
4.1 | Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao. |
4.2 | Được quyền quyết định các vấn đề cụ thể theo quy chế làm việc, quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý. |
4.3 | Ký các văn bản Hội đồng quản lý. |
4.4 | Được quyết định phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng quản lý. |
4.5 | Được cung cấp thông tin chỉ đạo điều hành trong phạm vi nhiệm vụ được giao. |
4.6 | Được tham gia các cuộc họp liên quan đến công tác của Hội đồng quản lý. |
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?