Chính thức có Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức?
Chính thức có Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức?
Ngày 07/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 115/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Trong đó, Nghị định 85/2023/NĐ-CP đã tiến hành sửa đổi nhiều quy định trong việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức của Nghị định 115/2020/NĐ-CP, cụ thể
- Sửa đổi quy định về căn cứ tuyển dụng viên chức
- Bổ sung quy định về đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển viên chức
- Sửa đổi quy định về Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển viên chức
- Sửa đổi quy định về xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức
- Sửa đổi quy định về nội dung, hình thức xét tuyển viên chức
- Sửa đổi quy định về Tiếp nhận vào viên chức
- Bổ sung quy định về nội dung thông báo tuyển dụng viên chức
- Sửa đổi quy định về hồ sơ tuyển dụng sau khi có thông báo kết quả trúng tuyển viên chức
- Sửa đổi quy định về các trường hợp tuyển dụng viên chức không phải thực hiện chế độ tập sự
- Sửa đổi quy định về biệt phái viên chức, trình tự, thủ tục biệt phái viên chức
- Sửa đổi quy định Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; Nội dung, hình thức xét thăng hạng; Xác định viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng; Thông báo kết quả xét thăng hạng
- Sửa đổi quy định bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trúng tuyển kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
- Không giới hạn số lần được tái bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý
- Sửa đổi quy đinh về bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý
- Bổ sung quy định cho từ chức, thôi giữ chức vụ quản lý khi có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 2 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định điều khoản thi hành Nghị định 85/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 07/12/2023.
Xem thêm:
Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển viên chức mới nhất 2024
Đã có quy định mới về thăng hạng viên chức theo Nghị định 85/2023/NĐ-CP
Chính thức có Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi sửa đổi Nghị định 115 việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức?
Chức danh nghề nghiệp viên chức là gì?
Căn cứ Điều 8 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:
Chức danh nghề nghiệp
1. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.
2. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan quy định hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp."
Theo đó, chức danh nghề nghiệp viên chức được hiểu là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.
Việc phân loại viên chức được thực hiện dựa trên các tiêu chí nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 115/2020/NĐ-CP có quy định:
Phân loại viên chức
1. Theo chức trách, nhiệm vụ, viên chức được phân loại như sau:
a) Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý;
b) Viên chức không giữ chức vụ quản lý là người chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Theo trình độ đào tạo, viên chức được phân loại như sau:
a) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ;
b) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo thạc sĩ;
c) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo đại học;
d) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo cao đẳng;
đ) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp.
Như vậy, việc phân loại viên chức sẽ được thực hiện dựa theo chức trách, nhiệm vụ và trình độ đào tạo của viên chức.
Điều kiện để viên chức ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 25 Luật Viên chức 2010 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về các loại hợp đồng làm việc đối với viên chức, cụ thể như sau:
Các loại hợp đồng làm việc
1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.
Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.
2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;
b) Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 của Luật này;
c) Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, điều kiện để viên chức ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn theo quy định hiện nay như sau:
- Người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020;
- Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định;
- Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?