Chính thức có mức tăng lương hưu mới vào năm 2025 sau khi tăng 15% cho đối tượng có mức lương hưu thấp là bao nhiêu?
Chính thức có mức tăng lương hưu mới vào năm 2025 sau khi tăng 15% cho đối tượng có mức lương hưu thấp là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 75/2024/NĐ-CP quy định:
Thời điểm và mức điều chỉnh
1. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2024 đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này, sau khi điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này, có mức hưởng thấp hơn 3.500.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau: Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 3.200.000 đồng/người/tháng; tăng lên bằng 3.500.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/người/tháng.
3. Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh theo quy định tại Điều này là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng ở những lần điều chỉnh tiếp theo.
Và căn cứ theo Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ 01/7/2025) quy định như sau:
Điều chỉnh lương hưu
1. Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
2. Điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
3. Chính phủ quy định thời điểm, đối tượng, mức điều chỉnh lương hưu quy định tại Điều này.
Theo đó, tăng lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995 quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 75/2024/NĐ-CP như sau:
- Lần 1: Tăng 15%.
- Lần 2: Tăng lương hưu lên 3.500.000 đồng/tháng hoặc tăng thêm 300.000 đồng.
Trường hợp này chỉ áp dụng khi đã được tăng lương hưu 15% nhưng vẫn có mức lương hưu dưới 3.500.000 đồng/tháng, cụ thể:
+ Tăng lên 3.500.000 đồng/tháng: đối với những người có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/người/tháng.
+ Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng: đối với những người có mức hưởng dưới 3.200.000 đồng/người/tháng.
- Lần 3: Tăng lương hưu để thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ (áp dụng từ 1/7/2025).
Theo đó, từ 1/7/2024 đã chính thức tăng lương hưu 2 lần vượt hơn 15% cho người nghỉ hưu trước năm 1995 nhưng có mức lương hưu mới dưới 3.500.000 đồng/tháng. Tuy nhiên khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực (ngày 01/07/2025) quy định sẽ thực hiện tăng lương hưu thỏa đáng đối với người có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 nhằm bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
Như vậy, mức tăng lương hưu mới cho đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 từ 01/07/2025 hiện vẫn chưa có văn bản quy định cụ thể về mức tăng chính xác. Tuy nhiên mức tăng này đảm bảo thỏa đáng và thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ. Đồng thời Chính phủ sẽ có quy định thời điểm tăng lương hưu cụ thể.
Chính thức có mức tăng lương hưu mới vào năm 2025 sau khi tăng 15% cho đối tượng có mức lương hưu thấp là bao nhiêu?
Tạm dừng việc hưởng lương hưu trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 75 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Tạm dừng, chấm dứt, tiếp tục hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
1. Tạm dừng việc hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng đối với người đang hưởng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Xuất cảnh trái phép;
b) Bị Tòa án tuyên bố mất tích;
c) Khi không xác minh được thông tin người thụ hưởng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 của Luật này.
2. Chấm dứt việc hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng đối với người đang hưởng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết;
b) Từ chối hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bằng văn bản;
c) Kết luận của cơ quan có thẩm quyền về hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.
...
Theo đó, tạm dừng việc hưởng lương hưu đối với người đang hưởng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Xuất cảnh trái phép;
- Bị Tòa án tuyên bố mất tích;
- Khi không xác minh được thông tin người thụ hưởng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Có được thay đổi hình thức nhận lương hưu không?
Căn cứ tại Điều 82 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Thay đổi hình thức nhận, nơi nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng có nguyện vọng thay đổi hình thức nhận hoặc thay đổi nơi nhận do chuyển nơi cư trú trong nước thì có văn bản gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang chi trả.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, người đang hưởng lương hưu hằng tháng có nguyện vọng thay đổi hình thức nhận lương hưu thì có văn bản gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang chi trả.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?