Chi nghỉ mát dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương cho người lao động thì công đoàn có được sử dụng tài chính của mình để chi không?
- Chi nghỉ mát dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương cho người lao động thì công đoàn có được sử dụng tài chính của mình để chi không?
- Việc sử dụng tài chính công đoàn để chi cho hoạt động nghỉ mát dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương phải tuân theo nguyên tắc nào?
- Chi phí nghỉ mát dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương cho người lao động có được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp?
Chi nghỉ mát dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương cho người lao động thì công đoàn có được sử dụng tài chính của mình để chi không?
Căn cứ điểm e khoản 2 Điều 26 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định như sau:
Tài chính công đoàn
...
2. Tài chính công đoàn dùng để chi các khoản sau đây:
a. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động.
b. Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
c. Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
d. Tổ chức phong trào thi đua do công đoàn phát động.
đ. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn.
e. Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch cho người lao động.
g. Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn để phục vụ đoàn viên công đoàn và người lao động.
h. Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới.
i. Thăm hỏi, trợ cấp đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động.
k. Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác.
l. Trả lương cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn không chuyên trách.
m. Chi hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp.
n. Các nhiệm vụ chi khác.
Như vậy, công đoàn dùng tài chính của mình để chi cho hoạt động tổ chức nghỉ mát dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương cho người lao động.
Chi nghỉ mát dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương cho người lao động thì công đoàn có được sử dụng tài chính của mình để chi không? (Hình từ Internet)
Việc sử dụng tài chính công đoàn để chi cho hoạt động nghỉ mát dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương phải tuân theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định về nguyên tắc quản lý và sử dụng tài chính công đoàn như sau:
Nguyên tắc quản lý và sử dụng tài chính công đoàn
1. Công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
2. Việc quản lý và sử dụng tài chính công đoàn phải bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn và trách nhiệm của công đoàn các cấp.
3. Tổ chức công đoàn các cấp thực hiện công tác kế toán, thống kê, báo cáo, quyết toán tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
4. Tổ chức công đoàn được giao quản lý, sử dụng tài chính công đoàn được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ; được mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng để phản ánh các khoản thu, chi kinh phí công đoàn theo quy định của Luật công đoàn.
5. Kết thúc năm ngân sách, nguồn thu kinh phí công đoàn chưa sử dụng hết, được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng theo quy định; đối với nguồn ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ, thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật về khóa sổ ngân sách cuối năm.
Theo đó, tài chính công đoàn để chi cho hoạt động tổ chức nghỉ mát dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương phải được sử dụng theo nguyên tắc và quy định như trên.
Chi phí nghỉ mát dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương cho người lao động có được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp?
Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 218/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 91/2014/NĐ-CP và được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 12/2015/NĐ-CP) như sau:
Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi quy định tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm cả các khoản chi sau:
- Khoản chi cho thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác theo quy định của pháp luật; khoản chi hỗ trợ phục vụ cho hoạt động của tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp.
- Các khoản chi thực tế cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc của doanh nghiệp, bao gồm: Chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp, chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp, phí thực hiện tư vấn khám và xét nghiệm HIV, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp.
- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động mà doanh nghiệp có hóa đơn, chứng từ theo quy định như: Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con cái của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; tổng số chi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế.
Theo đó chi nghỉ mát cho người lao động dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp khi:
- Doanh nghiệp phải có hóa đơn, chứng từ theo quy định đới với khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động;
- Tính thuế thu nhập doanh nghiệp khi khoản chi này không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?