Chế độ nâng bậc lương thường xuyên đối với người làm công tác cơ yếu được quy định như thế nào?
Người làm công tác cơ yếu phải đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Căn cứ Điều 26 Luật Cơ yếu 2011 quy định về tiêu chuẩn người làm công tác cơ yếu, cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn người làm công tác cơ yếu
1. Người làm công tác cơ yếu phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tự nguyện phục vụ lâu dài trong tổ chức cơ yếu; sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, lịch sử chính trị gia đình và bản thân trong sạch, rõ ràng;
c) Có trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thực tiễn và sức khỏe đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao;
d) Đã qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu.
...
Theo đó, người làm công tác cơ yếu phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thực tiễn, sức khỏe được quy định cụ thể như trên.
Chế độ nâng bậc lương thường xuyên đối với người làm công tác cơ yếu được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Người làm công tác cơ yếu được hưởng những chế độ, chính sách gì?
Căn cứ Điều 31 Luật Cơ yếu 2011 quy định về chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu, cụ thể như sau:
Chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu
1. Người làm công tác cơ yếu là quân nhân, Công an nhân dân được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp, các chế độ, chính sách khác theo quy định đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
2. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân thì được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp, các chế độ, chính sách khác như đối với quân nhân và được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
3. Người làm công tác cơ yếu được hưởng các chế độ, chính sách đặc thù của ngành cơ yếu theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu như sau:
- Đối với người công tác cơ yếu là quân nhân, Công an nhân dân: Được hưởng các chế độ, chính sách như sau:
+ Chế độ về tiền lương đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
+ Chế độ phụ cấp đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
+ Chế độ, chính sách đặc thù của ngành cơ yếu.
+ Các chế độ, chính sách khác.
- Đối với người công tác cơ yếu không là quân nhân, Công an nhân dân: Được hưởng các chế độ, chính sách như sau:
+ Chế độ về tiền lương đối với Quân nhân.
+ Chế độ phụ cấp đối với Quân nhân.
+ Miễn nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
+ Chế độ, chính sách đặc thù của ngành cơ yếu.
+ Các chế độ, chính sách khác.
Chế độ nâng bậc lương thường xuyên đối với người làm công tác cơ yếu được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 07/2017/TT-BNV quy định về chế độ nâng bậc lương thường xuyên đối với người làm công tác cơ yếu như sau:
* Đối với người hưởng lương cấp hàm cơ yếu được nâng một bậc lương cấp hàm cơ yếu khi có đủ tiêu chuẩn và điều kiện sau:
- Trong suốt thời gian giữ bậc lương được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức độ hoàn thành nhiệm vụ trở lên; không bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức, hạ bậc lương.
- Bậc lương cấp hàm cơ yếu hiện giữ thấp hơn bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất của chức danh thuộc diện xếp lương cấp hàm cơ yếu.
- Đủ điều kiện thời gian để nâng bậc lương cấp hàm cơ yếu như sau:
+ Từ bậc 1 hệ số lương 4,20 lên bậc 2 hệ số lương 4,60 là 2 năm;
+ Từ bậc 2 hệ số lương 4,60 lên bậc 3 hệ số lương 5,00 là 3 năm;
+ Từ bậc 3 hệ số lương 5,00 lên bậc 4 hệ số lương 5,40 là 3 năm;
+ Từ bậc 4 hệ số lương 5,40 lên bậc 5 hệ số lương 6,00 là 4 năm;
+ Từ bậc 5 hệ số lương 6,00 lên bậc 6 hệ số lương 6,60 là 4 năm;
+ Từ bậc 6 hệ số lương 6,60 lên bậc 7 hệ số lương 7,30 là 4 năm;
+ Từ bậc 7 hệ số lương 7,30 lên bậc 8 hệ số lương 8,00 là 4 năm;
+ Từ bậc 8 hệ số lương 8,00 lên bậc 9 hệ số lương 8,60 là 4 năm;
+ Từ bậc 9 hệ số lương 8,60 lên bậc 10 hệ số lương 9,20 là 4 năm.
Trường hợp đủ tiêu chuẩn, đến thời hạn nâng bậc lương, nhưng đã xếp bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất của chức danh hiện giữ, nếu tiếp tục được sử dụng thì được nâng lương lần 1, lần 2; thời gian nâng lương lần 1, lần 2 của từng bậc lương cấp hàm cơ yếu thực hiện như thời gian quy định nâng bậc lương cấp hàm cơ yếu như trên.
* Đối với người hưởng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu được nâng một bậc lương trong nhóm chức danh chuyên môn kỹ thuật cơ yếu hiện giữ khi có đủ tiêu chuẩn và điều kiện sau:
- Hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao, đạt định mức về số lượng, khối lượng công việc và đáp ứng được yêu cầu về chất lượng công việc.
- Đã có đủ 02 năm (24 tháng) giữ bậc 1 của chức danh chuyên môn kỹ thuật cao cấp; bậc 1, bậc 2 nhóm 1 hoặc bậc 1, bậc 2, bậc 3 nhóm 2 của chức danh chuyên môn kỹ thuật trung cấp; bậc 1, bậc 2, bậc 3 nhóm 1 hoặc bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4 nhóm 2 của chức danh chuyên môn kỹ thuật sơ cấp; đủ 03 năm (36 tháng) giữ các bậc lương còn lại trong nhóm chức danh và trong suốt thời gian này không bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?