Chế độ báo cáo của Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng ra sao?
Chế độ báo cáo của Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng ra sao?
Theo Điều 10 Thông tư 42/2022/TT-BCA quy định:
Chế độ báo cáo
1. Hằng tuần (trừ trường hợp đột xuất), Giáo viên chủ nhiệm phải ghi nhận xét tình hình, cập nhật thông tin về kết quả lao động, học tập của tổ, đội và cá nhân học sinh thuộc tổ, đội do mình phụ trách và báo cáo chỉ huy Đội.
Đối với trường hợp xảy ra vụ việc vượt quá thẩm quyền giải quyết của chỉ huy Đội thì chỉ huy Đội có trách nhiệm báo cáo Hiệu trưởng.
2. Hằng tháng, quý, 06 tháng, 01 năm, Giáo viên chủ nhiệm phải viết báo cáo kết quả công tác quản lý, giáo dục học sinh gửi chỉ huy Đội. Chỉ huy Đội có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Hiệu trưởng.
Theo đó Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng phải báo cáo hằng tuần (trừ trường hợp đột xuất). Trong đó phải ghi nhận xét tình hình, cập nhật thông tin về kết quả lao động, học tập của tổ, đội và cá nhân học sinh thuộc tổ, đội do mình phụ trách và báo cáo chỉ huy Đội.
Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng không được làm những việc gì?
Theo Điều 5 Thông tư 42/2022/TT-BCA quy định những việc Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng không được làm bao gồm:
- Vay, mượn, xin, mua, bán, trao đổi tiền, đồ vật của học sinh dưới bất kỳ hình thức nào; nhận lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất từ học sinh hoặc thân nhân của học sinh.
- Tiếp xúc, gặp gỡ thân nhân của học sinh nhằm mục đích vụ lợi. Trường hợp tiếp xúc với thân nhân học sinh để phối hợp quản lý, giáo dục học sinh thì phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng và phải tiếp xúc tại nhà thăm gặp hoặc phòng tiếp công dân của trường giáo dưỡng.
- Cho học sinh sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc trái quy định, để cho học sinh tàng trữ, sử dụng đồ vật cấm.
- Có lời nói, hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, phân biệt đối xử với học sinh không đúng quy định.
- Làm sai lệch hồ sơ, tài liệu liên quan đến học sinh.
Chế độ báo cáo của Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng ra sao? (Hình từ Internet)
Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng có quyền hạn thế nào?
Theo Điều 9 Thông tư 42/2022/TT-BCA quy định
Quyền hạn của Giáo viên chủ nhiệm
1. Giáo viên chủ nhiệm trong khi làm nhiệm vụ được áp dụng các biện pháp chuyên môn theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an để quản lý, giáo dục học sinh.
2. Định kỳ 01 năm một lần tổ chức Đại hội học sinh, lựa chọn, giới thiệu học sinh thuộc Đội hoặc Tổ do mình phụ trách để bầu vào Ban tự quản học sinh; đề xuất bãi miễn thành viên Ban tự quản thuộc Đội hoặc Tổ học sinh khi học sinh đó vi phạm nội quy trường giáo dưỡng, không đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ hoặc vì lý do chính đáng khác và làm báo cáo đề xuất với Đội nghiệp vụ có liên quan trình Hiệu trưởng ra quyết định công nhận Ban tự quản theo định kỳ 01 năm 01 lần hoặc trong trường hợp cần thiết.
3. Phối hợp với các đội nghiệp vụ có liên quan để phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, nội quy trường giáo dưỡng; kiểm duyệt thư, quà khi học sinh nhận, gửi.
4. Phối hợp với các đội nghiệp vụ đề xuất hoặc tham gia các cuộc họp xét, đề nghị khen thưởng, kỷ luật, giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng cho học sinh do mình phụ trách.
Theo đó Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng có các quyền như sau:
- Giáo viên chủ nhiệm trong khi làm nhiệm vụ được áp dụng các biện pháp chuyên môn theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an để quản lý, giáo dục học sinh.
- Định kỳ mỗi năm một lần tổ chức Đại hội học sinh, lựa chọn, giới thiệu học sinh thuộc Đội hoặc Tổ do mình phụ trách để bầu vào Ban tự quản học sinh;
Đề xuất bãi miễn thành viên Ban tự quản thuộc Đội hoặc Tổ học sinh khi học sinh đó vi phạm nội quy trường giáo dưỡng, không đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ hoặc vì lý do chính đáng khác và làm báo cáo đề xuất với Đội nghiệp vụ có liên quan trình Hiệu trưởng ra quyết định công nhận Ban tự quản theo định kỳ 01 năm 01 lần hoặc trong trường hợp cần thiết.
- Phối hợp với các đội nghiệp vụ có liên quan để phát hiện, tiến hành ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, nội quy trường giáo dưỡng; kiểm duyệt thư, quà khi học sinh nhận, gửi.
- Ngoài ra phối hợp với các đội nghiệp vụ đề xuất hoặc tham gia các cuộc họp xét, đề nghị khen thưởng, kỷ luật, giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng cho học sinh do mình phụ trách.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?