Chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị tính lãi cao như thế nào trong thời gian tới (đề xuất) ?

Cho tôi hỏi theo đề xuất mới nhất thì chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị tính lãi cao như thế nào trong thời gian tới? Câu hỏi từ chị M.K (Khánh Hòa).

Chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị tính lãi cao như thế nào trong thời gian tới?

Tại Tờ trình 527/TTr-CP có nêu rõ, thời gian qua, cơ quan Bảo hiểm xã hội và các cơ quan liên quan đã có nhiều cố gắng, thực hiện nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng chậm đóng, trốn đóng Bảo hiểm xã hội và cũng đã có những chuyển biến tích cực nhất định.

Tuy nhiên, vẫn phải thừa nhận một thực trạng là tình trạng chậm đóng, trốn đóng Bảo hiểm xã hội vẫn còn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, địa phương, bình quân trên 10.000 tỷ đồng/năm, đặc biệt vẫn còn tình trạng chậm đóng, trốn đóng Bảo hiểm xã hội diễn ra thời gian dài dẫn đến tình trạng khó có khả năng thu hồi, ảnh hưởng tới việc giải quyết chế độ Bảo hiểm xã hội của người lao động.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có việc chưa xác định, quản lý chặt chẽ đối tượng thuộc diện tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc, các giải pháp, biện pháp xử lý tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội vẫn chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng.

Tại Tờ trình 527/TTr-CP đề xuất sửa đổi như sau:

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) bổ sung quy định trách nhiệm của các cơ quan trong xác định và quản lý đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội.

Đồng thời, đã sửa đổi, bổ sung nhiều biện pháp xử lý, chế tài xử lý tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội như:

- Tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội, quy định cụ thể 02 hành vi, chậm đóng bảo hiểm xã hội và trốn đóng bảo hiểm xã hội;

- Quy định nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền trốn đóng (như lĩnh vực thuế);

- Quyết định ngừng sử dụng hóa đơn đối với người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 06 tháng trở lên, đã áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính mà vẫn không đóng hoặc đóng không đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc phải đóng;

- Quyết định hoãn xuất cảnh đối với người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 12 tháng trở lên, đã áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính mà vẫn không đóng hoặc đóng không đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc phải đóng;

- Cơ quan bảo hiểm xã hội có quyền khởi kiện và kiến nghị khởi tố đối với trường hợp có dấu hiệu phạm tội trốn đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Bộ luật Hình sự;

- Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi của người lao động, dự thảo Luật đã bổ sung trách nhiệm của người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động nếu không tham gia hoặc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không đầy đủ, kịp thời mà gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.

Xem chi tiết Tờ trình 527/TTr-CP: Tại đây

Chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị tính lãi cao như thế nào trong thời gian tới?

Chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị tính lãi cao như thế nào trong thời gian tới? (Hình từ Internet)

Bổ sung thêm nhiều đối tượng được doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

Theo Tờ trình 527/TTr-CP của Chính phủ về Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), dự thảo mới đã mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bằng việc bổ sung thêm các đối tượng như:

- Chủ hộ kinh doanh (có đăng ký kinh doanh);

- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tương tự như đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

- Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương;

- Người lao động làm việc không trọn thời gian (người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt);

- Trường hợp không giao kết hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên, phù hợp với Bộ luật Lao động 2019.

Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được hưởng chế độ gì theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội?

Căn cứ Điều 5 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội quy định như sau:

Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Trợ cấp hưu trí xã hội.
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Hưu trí;
d) Tử tuất;
e) Bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Thai sản;
b) Hưu trí;
c) Tử tuất;
d) Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
4. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.

Theo đó, người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ hưởng các chế độ bao gồm: ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.

Trốn đóng bảo hiểm xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Trốn đóng BHXH có được tiếp tục xem xét danh hiệu thi đua hay không?
Lao động tiền lương
Những hành vi nào được xem là trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 2025?
Lao động tiền lương
Hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội là gì?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Công ty trốn đóng bảo hiểm xã hội của người lao động bị phạt như thế nào?
Lao động tiền lương
Chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị tính lãi cao như thế nào trong thời gian tới (đề xuất) ?
Lao động tiền lương
Trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì công ty có bị công khai trên truyền thông không?
Lao động tiền lương
Pháp nhân thương mại có hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bị xử lý hình sự như thế nào?
Lao động tiền lương
Đi tù vì trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động?
Đi đến trang Tìm kiếm - Trốn đóng bảo hiểm xã hội
648 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trốn đóng bảo hiểm xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trốn đóng bảo hiểm xã hội

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Tổng hợp 8 văn bản nổi bật về Lương hưu Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024 Đóng Bảo hiểm xã hội và các văn bản cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào