CCVC và người lao động có nghĩa vụ gì khi thực hiện dân chủ?

Nghĩa vụ của CCVC và người lao động khi thực hiện dân chủ tại Bộ Tài chính là gì?

CCVC và người lao động có nghĩa vụ gì khi thực hiện dân chủ tại Bộ Tài chính?

Căn cứ tại Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2449/QĐ-BTC năm 2024 quy định:

Nghĩa vụ của công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện dân chủ
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Chấp hành quyết định, quy chế của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và địa phương nơi cư trú.
2. Tham gia ý kiến về các nội dung được đưa ra lấy ý kiến ở cơ sở theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở và Quy chế này.
3. Kịp thời kiến nghị, phản ánh, tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
4. Tôn trọng và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân.

Theo đó, nghĩa vụ của CCVC và người lao động khi thực hiện dân chủ tại Bộ Tài chính là:

- Phải tuân thủ quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Chấp hành quyết định, quy chế của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và địa phương nơi cư trú.

- Tham gia ý kiến về các nội dung được đưa ra lấy ý kiến ở cơ sở theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở và Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2449/QĐ-BTC năm 2024.

- Kịp thời kiến nghị, phản ánh, tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Tôn trọng và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân.

CCVC và người lao động có nghĩa vụ gì khi thực hiện dân chủ?

CCVC và người lao động có nghĩa vụ gì khi thực hiện dân chủ?

CCVC và người lao động có hành vi vi phạm về thực hiện dân chủ thì xử phạt thế nào?

Căn cứ tại Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2449/QĐ-BTC năm 2024 quy định:

Xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ quan Bộ Tài chính
1. Tổ chức vi phạm quy định của Quy chế này, Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, quy định khác của pháp luật có liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động vi phạm quy định của Quy chế này, Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, quy định khác của pháp luật có liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
3. Việc xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thực hiện theo quy định của pháp luật.

Theo đó, CCVC và người lao động có hành vi vi phạm về thực hiện dân chủ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

Hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ tại Bộ Tài chính là gì?

Căn cứ tại Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2449/QĐ-BTC năm 2024 quy định hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ tại Bộ Tài chính là:

- Gây khó khăn, phiền hà hoặc cản trở, đe dọa, trù dập cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Bao che hoặc thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; tiết lộ thông tin về người tố cáo, người cung cấp thông tin về hành vi vi phạm có liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở để thực hiện hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

- Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở để xuyên tạc, vu khống, gây mâu thuẫn, kích động bạo lực, phân biệt vùng, miền, giới tính, tôn giáo, dân tộc, gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

- Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bàn, quyết định, tham gia ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

- Lợi dụng không gian mạng, lợi dụng việc thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để thông tin sai sự thật gây hoang mang trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân khác.

Thực hiện dân chủ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Quyền của của CBCCVC và người lao động trong thực hiện dân chủ là gì?
Lao động tiền lương
CCVC và người lao động có nghĩa vụ gì khi thực hiện dân chủ?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thực hiện dân chủ
111 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thực hiện dân chủ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thực hiện dân chủ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào