Cấp Tá sĩ quan quân đội có mấy bậc?
Cấp Tá sĩ quan quân đội có mấy bậc?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định:
Hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan
Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm ba cấp, mười hai bậc:
1. Cấp Uý có bốn bậc:
Thiếu uý;
Trung uý;
Thượng uý;
Đại uý.
2. Cấp Tá có bốn bậc:
Thiếu tá;
Trung tá;
Thượng tá;
Đại tá.
3. Cấp Tướng có bốn bậc:
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân;
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;
Đại tướng.
Theo đó, cấp Tá trong hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội có bốn bậc:
- Thiếu tá;
- Trung tá;
- Thượng tá;
- Đại tá.
Hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan, Cấp Tá sĩ quan quân đội có mấy bậc? Hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của cấp Tá sĩ quan quân đội là bao nhiêu?
Hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của cấp Tá sĩ quan quân đội là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 và khoản 2 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định như sau:
Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan
1. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:
Cấp Úy: nam 46, nữ 46;
Thiếu tá: nam 48, nữ 48;
Trung tá: nam 51, nữ 51;
Thượng tá: nam 54, nữ 54;
Đại tá: nam 57, nữ 55;
Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.
2. Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều này không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.
3. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm đ, e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều 11 của Luật này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của cấp Tá sĩ quan quân đội là:
- Thiếu tá: nam 48, nữ 48;
- Trung tá: nam 51, nữ 51;
- Thượng tá: nam 54, nữ 54;
- Đại tá: nam 57, nữ 55.
Chức vụ cơ bản của sĩ quan quân đội hiện nay là gì?
Căn cứ tại Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định:
Chức vụ của sĩ quan
1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có:
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
b) Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
c) Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;
d) Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng;
đ) Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; Tư lệnh Vùng Hải quân, Chính ủy Vùng Hải quân;
e) Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;
g) Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;
h) Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
i) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;
k) Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;
l) Trung đội trưởng.
2. Chức vụ, chức danh tương đương với chức vụ quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định; chức vụ, chức danh tương đương với chức vụ quy định tại các điểm e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Theo đó, các chức vụ cơ bản của sĩ quan quân đội gồm có:
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
- Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
- Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;
- Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng;
- Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; Tư lệnh Vùng Hải quân, Chính ủy Vùng Hải quân;
- Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;
- Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;
- Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
- Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;
- Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;
- Trung đội trưởng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Chốt 02 bảng lương mới của giáo viên các cấp cụ thể số tiền lương cơ bản được trình Trung ương xem xét vào thời gian nào?
- Chính thức 05 bảng lương cán bộ công chức viên chức 2025 theo Nghị quyết mới ra sao?
- Chốt mức lương hưu 2025 cho các đối tượng nghỉ hưu sẽ không tăng lên mức mới mà vẫn áp dụng mức tăng theo Nghị định 75, cụ thể ra sao?
- Thống nhất bảng lương giáo viên theo mức lương cơ sở mới chính thức thay đổi sau năm 2026 khi áp dụng bảng lương theo lương cơ bản được tính như thế nào?