Cấp giấy phép lao động cho người lao động nước nước ngoài qua hình thức trực tuyến được không?
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có cần giấy phép lao động không?
Căn cứ Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Như vậy, một trong những điều kiện để người lao động nước ngoài được làm việc tại Việt Nam là có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Cấp giấy phép lao động cho người lao động nước nước ngoài qua hình thức trực tuyến được không? (Hình từ Internet)
Cấp giấy phép lao động cho người lao động nước nước ngoài qua hình thức trực tuyến được không?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 23/2017/TT-BLĐTBXH quy định:
Chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
1. Trước ít nhất 20 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) phải khai thông tin vào tờ khai và nộp báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP đến cơ quan chấp thuận qua cổng thông tin điện tử, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 4, 5 và 8 Điều 172 Bộ luật Lao động và Điểm e và h Khoản 2 Điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP.
Trường hợp thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì người sử dụng lao động gửi báo cáo giải trình thay đổi trước ít nhất 10 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài qua cổng thông tin điện tử.
2. Trong thời hạn 12 ngày, kể từ ngày nhận được tờ khai và báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật, cơ quan chấp thuận trả lời kết quả qua thư điện tử cho người sử dụng lao động. Trường hợp báo cáo chưa thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, cơ quan chấp thuận trả lời kết quả qua thư điện tử cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.
3. Sau khi nhận được trả lời kết quả báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài là phù hợp với quy định của pháp luật, người sử dụng lao động nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính bản gốc báo cáo đến cơ quan chấp thuận để kiểm tra, đối chiếu và lưu theo quy định.
Trong thời hạn không quá 8 giờ làm việc kể từ khi nhận được bản gốc báo cáo thì cơ quan chấp thuận phải trả kết quả cho người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động có thể nhận kết quả trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính theo địa chỉ đăng ký của người sử dụng lao động.
4. Trường hợp bản gốc báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài không đúng với tờ khai và báo cáo đã gửi qua cổng thông tin điện tử thì cơ quan chấp thuận trả lời bằng văn bản hoặc qua thư điện tử hoặc thông báo trực tiếp cho người sử dụng lao động
Như vậy, doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu thực hiện các thủ tục như xin cấp mới giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động và thực hiện các thủ tục khác có liên quan đến người lao động nước ngoài tại Việt Nam phải tiến hành thủ tục đăng ký trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của Cục việc làm – Bộ lao động thương binh và Xã hội.
Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người lao động nước nước ngoài qua hình thức trực tuyến như thế nào?
Thủ tục giấy phép lao động cho người lao động nước nước ngoài qua hình thức trực tuyến gồm các bước như sau:
Bước 1: Đăng ký tài khoản online để thực hiện. Thủ tục nộp hồ sơ xin Giấy phép lao động qua mạng và. các thủ tục khác liên quan.
Để đăng ký tài khoản thực hiện thủ tục nộp hồ sơ xin giấy phép lao động qua mạng và các thủ tục khác liên quan, doanh nghiệp truy cập vào link http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn/, sau đó chọn mục Đăng ký ở góc màn hình phía trên bên phải.
Bước 2: Truy cập hệ thống và lựa chọn các chức năng theo nhu cầu Nộp hồ sơ xin Giấy phép lao động qua mạng cho phù hợp.
Trên hệ thống của Cổng thông tin điện tử, Thủ tục Nộp hồ sơ xin Giấy phép lao động qua mạng bao gồm một số chức năng chính sau:
- Đăng ký nhu cầu.
- Đăng ký thay đổi nhu cầu.
- Đăng ký cấp giấy phép lao động.
- Đăng ký cấp lại giấy phép lao động.
- Đăng ký xác nhận đối tượng lao động không thuộc diện cấp phép.
Lưu ý: Trước khi chọn các chức năng thực hiện trên Website về. Thủ tục nộp hồ sơ xin Giấy phép lao động qua mạng và các thủ tục khác liên quan cần lựa chọn cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép lao động phù hợp với thực tế của đơn vị. Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh / thành phố trực thuộc Trung ương hoặc ban quản lý khu công nghiệp.
Bước 3: Chờ tiếp nhận, xử lý yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. hoặc nhận kết quả đối với. Thủ tục xin cấp giấy phép lao động trực tuyến và các thủ tục khác liên quan.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?