Cần đúng ít nhất bao nhiêu câu môn kiến thức chung trong kỳ thi nâng ngạch công chức để trúng tuyển?
Cần đúng ít nhất bao nhiêu câu môn kiến thức chung trong kỳ thi nâng ngạch công chức để trúng tuyển?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 38 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch
1. Có số câu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng môn thi quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 37 Nghị định này, trừ trường hợp miễn thi.
2. Có kết quả điểm bài thi môn chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại khoản 4 Điều 37 Nghị định này đạt từ 50 điểm trở lên, trường hợp thi nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp hoặc tương đương thì phải đạt từ 100 điểm trở lên (trong đó điểm bài thi viết đề án và bài thi bảo vệ đề án phải đạt từ 50 điểm trở lên của mỗi bài thi) và lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu nâng ngạch được giao.
3. Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng kết quả điểm bài thi môn chuyên môn, nghiệp vụ bằng nhau ở chỉ tiêu nâng ngạch cuối cùng thì thứ tự ưu tiên trúng tuyển như sau: Công chức là nữ; công chức là người dân tộc thiểu số; công chức nhiều tuổi hơn (tính theo ngày, tháng, năm sinh); công chức có thời gian công tác nhiều hơn.
Nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức có văn bản trao đổi với người đứng đầu cơ quan quản lý công chức và quyết định người trúng tuyển theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức.
4. Không bảo lưu kết quả cho các kỳ thi nâng ngạch lần sau.
Theo đó, để trúng tuyển, công chức cần đúng từ 50% số câu hỏi trở lên đối với môn kiến thức chung.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 37 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về nội dung thi môn kiến thức chung như sau:
Hình thức, nội dung và thời gian thi nâng ngạch
Thi nâng ngạch công chức được thực hiện như sau:
1. Môn kiến thức chung:
a) Hình thức thi: Thi trắc nghiệm;
b) Nội dung thi: 60 câu hỏi về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ; chức trách, nhiệm vụ của công chức theo yêu cầu của ngạch dự thi;
c) Thời gian thi: 60 phút.
...
Theo đó, môn kiến thức chung bao gồm 60 câu hỏi trắc nghiệm.
Như vậy, để trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch, công chức cần đúng ít nhất 30 câu đối với môn kiến thức chung. Ngoài ra, để trúng tuyển, công chức cần có điểm thi các môn khác đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 38 Nghị định 138/2020/NĐ-CP.
Cần đúng ít nhất bao nhiêu câu môn kiến thức chung trong kỳ thi nâng ngạch công chức để trúng tuyển?
Được bổ nhiệm vào ngạch công chức sau bao lâu kể từ khi có danh sách trúng tuyển?
Căn cứ theo Điều 40 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Bổ nhiệm vào ngạch công chức
1. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được danh sách công chức trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với công chức trúng tuyển theo quy định:
a) Đối với ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương:
Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với công chức trúng tuyển sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ (đối với các cơ quan nhà nước) hoặc Ban Tổ chức Trung ương (đối với các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội).
b) Đối với ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương, ngạch chuyên viên hoặc tương đương, ngạch cán sự hoặc tương đương:
Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định theo thẩm quyền hoặc phân cấp việc quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với công chức trúng tuyển kỳ nâng ngạch.
2. Việc xếp lương ở ngạch mới bổ nhiệm thực hiện theo quy định hiện hành.
Theo đó, chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được danh sách công chức trúng tuyển, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm ngạch đối với công chức trúng tuyển theo quy định.
Căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, công chức được phân loại như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 34 Luật Cán bộ, công chức 2008, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định như sau:
Phân loại công chức
1. Căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, công chức được phân loại theo ngạch công chức tương ứng sau đây:
a) Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;
b) Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;
c) Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;
d) Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên;
đ) Loại đối với ngạch công chức quy định tại điểm e khoản 1 Điều 42 của Luật này theo quy định của Chính phủ.
2. Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại như sau:
a) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
b) Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Theo đó, căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, công chức được phân loại theo ngạch công chức tương ứng sau đây:
- Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;
- Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;
- Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;
- Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên;
- Loại đối với ngạch khác theo quy định của Chính phủ.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?