Cán bộ Công an nhân dân vi phạm điều lệnh trong trường hợp nào thì có thể bị tước danh hiệu công an nhân dân?

Có thể bị tước danh hiệu công an nhân dân khi cán bộ Công an nhân dân vi phạm điều lệnh trong trường hợp nào?

Vi phạm điều lệnh Công an nhân dân là gì?

Theo Điều 2 Thông tư 02/2021/TT-BCA quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, một số từ ngữ được hiểu như sau:
1. Hành vi vi phạm điều lệnh là hành vi do đơn vị, cán bộ, chiến sĩ vi phạm một trong các quy định của điều lệnh Công an nhân dân hoặc các quy định khác liên quan đến điều lệnh Công an nhân dân.
2. Đơn vị vi phạm điều lệnh là đơn vị cấp Cục, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương; đơn vị cấp phòng, Công an quận, huyện và tương đương; đơn vị cấp đội, Công an xã, phường, thị trấn và tương đương vi phạm điều lệnh.
3. Cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an, học sinh, sinh viên Công an nhân dân vi phạm điều lệnh.
...

Theo đó có thể hiểu vi phạm điều lệnh Công an nhân dân là hành vi do đơn vị, cán bộ, chiến sĩ vi phạm một trong các quy định của điều lệnh Công an nhân dân hoặc các quy định khác liên quan đến điều lệnh Công an nhân dân.

Cán bộ Công an nhân dân vi phạm điều lệnh trong trường hợp nào thì có thể bị tước danh hiệu công an nhân dân?

Cán bộ Công an nhân dân vi phạm điều lệnh trong trường hợp nào thì có thể bị tước danh hiệu công an nhân dân? (Hình từ Internet)

Cán bộ Công an nhân dân vi phạm điều lệnh có thể bị xử lý bằng các hình thức nào?

Theo Điều 7 Thông tư 02/2021/TT-BCA quy định:

Hình thức xử lý
1. Đối với đơn vị vi phạm điều lệnh:
a) Phê bình;
b) Hạ bậc danh hiệu thi đua năm;
c) Không xét tặng danh hiệu thi đua năm.
2. Đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh:
a) Phê bình;
b) Hạ bậc danh hiệu thi đua năm;
c) Không xét tặng danh hiệu thi đua năm;
d) Xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ;
đ) Khiển trách;
e) Cảnh cáo;
g) Giáng cấp bậc hàm, hạ bậc lương;
h) Cách chức, giáng chức;
i) Tước danh hiệu Công an nhân dân.

Theo đó cán bộ Công an nhân dân vi phạm điều lệnh có thể bị xử lý bằng các hình thức sau:

- Phê bình;

- Hạ bậc danh hiệu thi đua năm;

- Không xét tặng danh hiệu thi đua năm;

- Xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ;

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

- Giáng cấp bậc hàm, hạ bậc lương;

- Cách chức, giáng chức;

- Tước danh hiệu Công an nhân dân.

Cán bộ Công an nhân dân vi phạm điều lệnh trong trường hợp nào thì có thể bị tước danh hiệu công an nhân dân?

Theo Điều 9 Thông tư 02/2021/TT-BCA quy định:

Áp dụng hình thức xử lý đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh
...
6. Cán bộ, chiến sĩ bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo khi vi phạm một trong các hành vi thuộc các nhóm hành vi sau:
a) Có hành vi mua, bán, tàng trữ trái phép trang phục Công an nhân dân;
b) Thực hiện không đúng quy định của Bộ trưởng Bộ Công an về kỷ luật khi công tác biệt phái, xã hội hóa;
c) Khi gặp tình huống khẩn cấp, đột xuất, bất ngờ có nguy cơ đe dọa, xâm phạm đến an ninh, trật tự, nhưng không tham gia giải quyết, không tìm cách ngăn chặn hậu quả xảy ra, không báo ngay cho đơn vị Công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất để giải quyết.
7. Ngoài các trường hợp xử lý vi phạm trên, cán bộ, chiến sĩ vi phạm một trong các hành vi liên quan đến bảo vệ bí mật nhà nước; thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, quy trình công tác, quy chế làm việc; chế độ thông tin báo báo, ra chỉ thị, mệnh lệnh và thực hiện chỉ thị, mệnh lệnh; thanh tra, kiểm tra; trật tự an toàn giao thông; sản xuất trái phép, làm giả trang phục, cấp hiệu, số hiệu Công an nhân dân; sử dụng giấy chứng nhận Công an nhân dân, giấy chứng minh Công an nhân dân, số hiệu Công an nhân dân và giấy tờ được cấp khác để phục vụ công tác; sử dụng chất gây nghiện trái phép, đánh bạc, hoạt động mê tín, dị đoan, sử dụng rượu, bia, chất có cồn; văn hóa ứng xử; quản lý, sử dụng tài liệu, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật chứng, phương tiện nghiệp vụ, tài sản đến mức phải xử lý kỷ luật từ hình thức Khiển trách đến Tước danh hiệu Công an nhân dân, thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an về xử lý kỷ luật cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.

Theo đó cán bộ Công an nhân dân vi phạm điều lệnh có thể bị tước danh hiệu công an nhân dân trong các trường hợp sau:

- Vi phạm một trong các hành vi liên quan đến bảo vệ bí mật nhà nước;

- Vi phạm trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, quy trình công tác, quy chế làm việc;

- Vi phạm trong chế độ thông tin báo báo, ra chỉ thị, mệnh lệnh và thực hiện chỉ thị, mệnh lệnh;

- Vi phạm trong hoạt động thanh tra, kiểm tra; trật tự an toàn giao thông;

- Vi phạm trong sản xuất trái phép, làm giả trang phục, cấp hiệu, số hiệu Công an nhân dân;

- Vi phạm trong việc sử dụng giấy chứng nhận Công an nhân dân, giấy chứng minh Công an nhân dân, số hiệu Công an nhân dân và giấy tờ được cấp khác để phục vụ công tác;

- Vi phạm trong việc sử dụng chất gây nghiện trái phép, đánh bạc, hoạt động mê tín, dị đoan, sử dụng rượu, bia, chất có cồn; văn hóa ứng xử;

- Vi phạm trong quản lý, sử dụng tài liệu, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật chứng, phương tiện nghiệp vụ, tài sản.

Cán bộ công an
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Cán bộ Công an nhân dân vi phạm điều lệnh trong trường hợp nào thì có thể bị tước danh hiệu công an nhân dân?
Lao động tiền lương
Cán bộ Công an trước khi nghỉ hưu bị tước danh hiệu Công an nhân dân có được tặng quà khi nghỉ hưu không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Cán bộ công an
267 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cán bộ công an

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cán bộ công an

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào