Cần báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng đối với những công trình nào để được cấp giấy phép khai thác nước dưới đất?
Cần báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng đối với những công trình nào để được cấp giấy phép khai thác nước dưới đất?
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác nước dưới đất
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác nước dưới đất bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất;
c) Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 200 m³/ngày đêm trở lên hoặc báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m³/ngày đêm trong trường hợp chưa có công trình khai thác; báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động;
d) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ, đảm bảo mỗi tầng chứa nước khai thác tối thiểu 1 mẫu.
Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước đảm bảo các thông số tối thiểu bao gồm: pH, Tổng Coliform, Nitrate, Nitrite, Amoni, Chỉ số Permanganat, tổng chất rắn hòa tan (TDS), Độ cứng, Arsenic, Chloride, Sắt, Mangan.
Kết quả phân tích chất lượng nước phải được thực hiện bởi tổ chức đáp ứng các yêu cầu, điều kiện về năng lực quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, để được cấp giấy phép khai thác nước dưới đất thì tổ chức, cá nhân cần có báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 200 m³/ngày đêm trở lên.
Cần báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng đối với những công trình nào để được cấp giấy phép khai thác nước dưới đất? (Hình từ Internet)
Mẫu báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất được viết như thế nào?
Mẫu báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất (đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên) được viết theo Mẫu 38 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 54/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Tải Mẫu báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất: Tại đây
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác nước dưới đất?
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên nước, giấy phép thăm dò nước dưới đất và kê khai, đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên nước, giấy phép thăm dò nước dưới đất, bao gồm:
a) Thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 3.000 m³/ngày đêm trở lên;
b) Khai thác nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 3.000 m³/ngày đêm trở lên;
c) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi khai thác nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có quy mô khai thác từ 2 m³/giây trở lên và có dung tích toàn bộ từ 3 triệu m³ trở lên hoặc hồ chứa, đập dâng thủy lợi khai thác nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có quy mô khai thác từ 5 m³/giây trở lên;
d) Công trình khai thác nước mặt khác hồ chứa, đập dâng thuỷ lợi để cấp cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có quy mô khai thác nước từ 5 m³/giây trở lên;
đ) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản này có dung tích toàn bộ từ 20 triệu m³ trở lên;
e) Khai thác nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kw trở lên;
g) Khai thác nước mặt cho các mục đích khác có quy mô từ 50.000 m³ /ngày đêm trở lên;
h) Khai thác nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản trên đảo, đất liền có quy mô khai thác từ 1.000.000 m³/ngày đêm trở lên;
i) Công trình ngăn sông, suối, kênh, mương, rạch với mục đích ngăn mặn, tạo nguồn, chống ngập, tạo cảnh quan (trừ hồ chứa, đập dâng thủy lợi, thủy điện) có tổng chiều dài hạng mục công trình ngăn sông, suối, kênh, mương, rạch từ 60 m trở lên. Đối với cống ngăn sông, suối, kênh, mương, rạch với mục đích ngăn mặn, tạo nguồn, chống ngập, tạo cảnh quan có tổng chiều rộng thông nước từ 50 m trở lên.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên nước, giấy phép thăm dò nước dưới đất với các trường hợp có quy mô khác quy định tại khoản 1 Điều này; tổ chức đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.
...
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác nước dưới đất gồm:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường: đối với công trình có quy mô từ 3.000 m³/ngày đêm trở lên;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: đối với các trường hợp có quy mô khác.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?