Cách viết Phiếu bổ sung lý lịch cán bộ công chức mới nhất hiện nay?
Mẫu phiếu bổ sung lý lịch cán bộ công chức mới nhất là mẫu nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 1 Quyết định 06/2007/QĐ-BNV quy định như sau:
Ban hành kèm theo Quyết định này 12 loại thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức làm căn cứ để thống nhất quản lý công tác hồ sơ cán bộ, công chức trong cả nước bao gồm:
...
5. Phiếu bổ sung lý lịch cán bộ, công chức
Phiếu bổ sung lý lịch cán bộ, công chức gồm 2 trang được làm bằng chất liệu giấy trắng khổ A4 (210 x 297 mm). Ký hiệu: Mẫu 04a-BNV/2007.
...
Theo đó, mẫu phiếu bổ sung lý lịch cán bộ công chức hiện nay được sử dụng theo Mẫu 04a-BNV/2007 ban hành kèm theo Quyết định 06/2007/QĐ-BNV. Mẫu có dạng như sau:
>> Mẫu Phiếu bổ sung lý lịch cán bộ công chức: TẠI ĐÂY
Cách viết Phiếu bổ sung lý lịch cán bộ công chức mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Cách viết Phiếu bổ sung lý lịch cán bộ công chức mới nhất hiện nay?
Sau đây là cách viết Phiếu bổ sung lý lịch cán bộ công chức mới nhất hiện nay có thể tham khảo:
* Phần mở đầu phiếu:
- Ghi rõ tên cơ quan quản lý cán bộ, công chức; tên đơn vị sử dụng và số hiệu cán bộ, công chức.
- Tên Phiếu bổ sung lý lịch cán bộ, công chức cần ghi rõ thời gian từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào.
- Các thông tin về cá nhân cán bộ, công chức:
+ Họ và tên khai sinh: ghi theo Giấy khai sinh.
+ Các thông tin về ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi ở hiện tại.
+ Nêu rõ chức vụ, chức danh mà cán bộ, công chức đang đảm nhiệm.
+ Ghi rõ chức danh nghề, mã số, bậc lương, hệ số lương, ngày hưởng lương, phụ cấp chức vụ và các khoản phụ cấp khác.
+ Các thông tin về kết nạp Đảng: ghi rõ ngày kết nạp Đảng và ngày chuyển Đảng chính thức.
* Phần nội dung chính:
- Phần thay đổi về chức danh, chức vụ, đơn vị công tác:
+ Chỉ kê khai những thay đổi hoặc bổ sung về chức danh, chức vụ, đơn vị công tác so với thời điểm trước;
+ Từ tháng, năm…đến ngày tháng năm: Chức danh, chức vụ được bổ nhiệm, bầu cử, điều động, miễn nhiệm (trong đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức của nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài), thay đổi về nội dung công việc, đơn vị công tác, danh hiệu được phong tặng…
- Phần đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệm vụ:
+ Chỉ khai bổ sung sau khi đã kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng.
+ Gồm các thông tin về cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng; thời gian đào tạo, bồi dưỡng; hình thức đào tạo, bồi dưỡng; văn bằng, chứng chỉ.
- Phần khen thưởng, kỷ luật chỉ khai những phát sinh mới.
- Đi nước ngoài: Ghi đầy đủ thời gian trong trường hợp đi từ 06 tháng trở lên tính từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm, đi nước nào, đã làm việc ở cơ quan, tổ chức nào, nội dung công việc.
- Về kinh tế bản thân: Chỉ khai những phát sinh so với thời điểm trước đó.
- Về gia đình: Kê khai những phát sinh mới về số lượng thành viên trong gia đình và hoàn cảnh kinh tế, chính trị của các thành viên trong gia đình.
- Những vấn đề khác cần bổ sung: Ghi đầy đủ thông tin (nếu có).
* Phần cuối phiếu:
- Cán bộ, công chức khai ghi rõ địa điểm, ngày tháng năm rồi ký và ghi rõ họ tên lên phiếu.
- Thủ trưởng đơn vị sử dụng công chức, viên chức ký xác nhận và đóng dấu lên phiếu.
Cán bộ, công chức là ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019, cán bộ công chức được định nghĩa như sau:
- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Đối với cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã): Cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?