Cách tính tiền hoàn thuế TNCN chuẩn xác nhất như thế nào?
Cách tính tiền hoàn thuế TNCN chuẩn xác nhất như thế nào?
Để tính số tiền thuế TNCN được hoàn, cần xác định số thuế đã nộp thừa so với số thuế phải nộp sau khi quyết toán thuế.
Theo quy định tại Điều 8 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và tại mẫu 02/QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC có đề cập đến số tiền đề nghị hoàn trả thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, công thức·tính tiền hoàn thuế TNCN như sau:
Số tiền thuế TNCN được hoàn = Tổng số tiền thuế TNCN đã nộp - Số tiền thuế TNCN phải nộp
Trong đó:
- Số tiền thuế TNCN đã nộp sẽ được xác định dựa trên mức giá nộp tiền vào ngân sách Nhà nước hoặc chứng từ khấu trừ thuế TNCN.
- Số tiền thuế TNCN phải nộp = [(Tổng thu nhập chịu thuế – Tổng các khoản giảm trừ) : 12 tháng] x Thuế suất x 12 tháng.
Như vậy, để tính tiền hoàn thuế TNCN, người lao động cần phải biết chính xác số thuế đã tạm nộp và số tiền thuế mà mình phải nộp là bao nhiêu.
- Nếu số thuế đã nộp > số thuế phải nộp: Được hoàn thuế.
- Nếu số thuế đã nộp < số thuế phải nộp: Không được hoàn.
Ngoài ra, đối với cá nhân tự quyết toán thuế trên ứng dụng eTax Mobile thì số tiền thuế được hoàn cũng có thể tính trên ứng dụng eTax Mobile.
TẢI Mẫu đơn đề nghị hoàn thuế TNCN: Tại đây
Cách tính tiền hoàn thuế TNCN chuẩn xác nhất như thế nào?
Thu nhập bao nhiêu thì không được hoàn thuế thu nhập cá nhân?
Tại khoản 2 Điều 8 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định như sau:
Quản lý thuế và hoàn thuế
1. Việc đăng ký thuế, kê khai, khấu trừ thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế và các biện pháp quản lý thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
2. Cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp sau đây:
a) Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp;
b) Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế;
c) Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đồng thời tại Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định:
Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Theo đó, cá nhân phải phát sinh thu nhập tính thuế mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân, tức là thu nhập chịu thuế (tổng thu nhập đã trừ các khoản thu nhập được miễn thuế) ít nhất phải trên 11 triệu đồng/tháng (trên 132 triệu đồng/năm) mới phải nộp thuế.
Do đó, trường hợp cá nhân đã nộp thuế nhưng thu nhập chịu thuế không quá 132 triệu đồng/năm thì sẽ được hoàn thuế nếu có đề nghị.
Như vậy, thu nhập chịu thuế bằng hoặc lớn hơn 132 triệu đồng/năm thì không được hoàn thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên trường hợp số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp thì vẫn được hoàn thuế.
Như vậy, người lao động sẽ không được hoàn thuế trong những trường hợp sau:
1. Tổng thu nhập không đạt ngưỡng phải nộp thuế
Ngưỡng thu nhập chịu thuế TNCN hiện tại được tính như sau:
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công ≤ 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) đối với cá nhân không có người phụ thuộc.
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công ≤ 15,4 triệu đồng/tháng (184,8 triệu đồng/năm) đối với cá nhân có 1 người phụ thuộc.
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công ≤ 19,8 triệu đồng/tháng (237,6 triệu đồng/năm) đối với cá nhân có 2 người phụ thuộc.
Ví dụ:
Người lao động có thu nhập 10 triệu đồng/tháng, không có người phụ thuộc thì sẽ không thuộc diện chịu thuế. Như vậy, sẽ không phát sinh số thuế được hoàn.
2. Thu nhập không bị khấu trừ thuế
Nếu thu nhập của người lao động không bị khấu trừ thuế tại nguồn (ví dụ: do thu nhập chưa đạt mức khấu trừ 10%), thì sẽ không có số thuế đã nộp để hoàn lại.
Ví dụ:Cá nhân làm việc bán thời gian, thu nhập dưới 2 triệu đồng/lần chi trả (mức khấu trừ thuế theo điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC) thì sẽ không bị khấu trừ thuế. Như vậy, sẽ không phát sinh số thuế được hoàn.
Thời gian giải quyết hoàn thuế TNCN là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 75 Luật Quản lý thuế 2019 thì thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế như sau:
- Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước:
Chậm nhất là 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc thông báo chuyển hồ sơ của người nộp thuế sang kiểm tra trước hoàn thuế hoặc thông báo không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế.
- Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế:
Chậm nhất là 40 ngày kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế.
- Chỉ thị 03 của Thủ tướng Chính phủ: Cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì cần tiết kiệm bao nhiêu chi thường xuyên tạo nguồn theo quy định?
- Chỉ thị 01: Cải cách tiền lương năm 2025 đối với cán bộ công chức viên chức, các đơn vị địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn thế nào?
- Nghị định 178 năm 2024 quy định CBCCVC nghỉ hưu trước tuổi có bị trừ tỷ lệ lương hưu không?
- Tết Nguyên tiêu 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Mẫu quyết định điều chỉnh lương 2025 chuẩn cho doanh nghiệp là mẫu nào?