Cách tính phụ cấp kiêm nhiệm đối với người kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau như thế nào?

Cho tôi hỏi điều kiện được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo của công chức là gì? Người kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạp khác nhau được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm như thế nào? Câu hỏi của chị Thúy An đến từ Thanh Hóa

Đối tượng hưởng phụ cấp kiêm nhiệm là ai?

Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì chế độ phụ cấp kiêm nhiệm thuộc chế độ phụ cấp lương dành cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị.

Đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.

Phụ cấp kiêm nhiệm

Phụ cấp kiêm nhiệm (Hình từ Internet)

Điều kiện để hưởng phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo của công chức là gì?

Căn cứ theo Mục II Thông tư 78/2005/TT-BNV quy định về điều kiện để hưởng phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo của công chức:

ĐIỀU KIỆN VÀ NGUYÊN TẮC HƯỞNG PHỤ CẤP
1- Cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác quy định tại mục I Thông tư này được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm khi có đủ 2 điều kiện sau:
a) Đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử hoặc bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị.
b) Được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm kiêm nhiệm giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà chức danh lãnh đạo đứng đầu ở cơ quan, đơn vị khác này theo cơ cấu tổ chức bộ máy được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.
2- Người kiêm nhiệm một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác chỉ hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm trong suốt thời gian giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đó. Khi thôi kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác thì thôi hưởng phụ cấp kiêm nhiệm kể từ tháng sau liền kề với tháng thôi giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm.

Theo đó, công chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác quy định tại Mục I Thông tư này được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm khi có đủ 02 điều kiện sau:

- Đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử hoặc bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị.

- Được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm kiêm nhiệm giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà chức danh lãnh đạo đứng đầu ở cơ quan, đơn vị khác này theo cơ cấu tổ chức bộ máy được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.

Người kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm như thế nào?

Tại tiểu mục 1 Mục II Thông tư 02/2005/TT-BNV quy định về nguyên tắc hưởng chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo với cán bộ, công chức và viên chức như sau:

NGUYÊN TẮC VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC HƯỞNG, THÔI HƯỞNG PHỤ CẤP CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO
1. Nguyên tắc
Cán bộ, công chức, viên chức được bầu cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo nào thì hưởng mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó; nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì hưởng mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất.

Như vậy, người nào giữ nhiều chức vụ sẽ được hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh cao nhất.

Theo đó, phụ cấp kiêm nhiệm của công chức được nêu cụ thể tại Mục III Thông tư 78/2005/TT-BNV theo công thức:

Phụ cấp kiêm nhiệm = 10% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

* Trong đó:

Mức lương hiện hưởng = Hệ số lương x Mức lương cơ sở

- Hệ số lương được nêu chi tiết tại phụ lục kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung;

- Đồng thời, phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng.

Quy chiếu đến quy định về phụ cấp thâm niên vượt khung được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Thông tư 04/2005/TT-BNV:

Các chế độ phụ cấp lương
1. Phụ cấp thâm niên vượt khung:
áp dụng đối với các đối tượng xếp lương theo bảng 2, bảng 3, bảng 4 và bảng 7 quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 , đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh.
a) Mức phụ cấp như sau:
a1) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3, các chức danh xếp lương theo bảng 7 và các chức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát: Sau 3 năm (đủ 36 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
a2) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch loại B, loại C của bảng 2, bảng 3 và nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4: Sau 2 năm (đủ 24 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch đó; từ năm thứ ba trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
b) Các đối tượng quy định tại điểm a (a1 và a2) khoản 1 Điều này, nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bị bãi nhiệm thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật bị kéo dài thêm thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung 1 năm (đủ 12 tháng) so với thời gian quy định.
c) Phụ cấp thâm niên vượt khung được dùng để tính đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Như vậy, công chức được hưởng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh. Từ năm thứ 4 trở đi mỗi năm tính thêm 1% nữa.

* Cách tính trả phụ cấp:

Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được xác định bằng công chức sau:

Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác = Hệ số lương chức vụ hoặc hệ số lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo và % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm x Mức lương tối thiểu chung x (10%)

Phụ cấp kiêm nhiệm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ công đoàn có được dùng để tính đóng bảo hiểm thất nghiệp không?
Lao động tiền lương
Phụ cấp kiêm nhiệm được áp dụng đối với đối tượng nào trong công đoàn?
Lao động tiền lương
Mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đối với cán bộ công chức viên chức là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Cán bộ có tiếp tục hưởng phụ cấp kiêm nhiệm khi thôi kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác?
Lao động tiền lương
Hưởng bao nhiêu mức phụ cấp kiêm nhiệm trong suốt thời gian công chức giữ nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác?
Lao động tiền lương
Cách tính phụ cấp kiêm nhiệm đối với người kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Phụ cấp kiêm nhiệm
14,238 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phụ cấp kiêm nhiệm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào