Cách gọi phím tắt Merge Cells trong Excel nhanh chóng? Có phải thi môn tin học khi thi tuyển viên chức không?
Cách gọi phím tắt Merge Cells trong Excel nhanh chóng?
Việc gộp ô hay Merge Cells trên Excel có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người, tuy nhiên chúng ta vẫn thường hay sử dụng chuột để thực hiện các thao tác đó. Vậy thì liệu có thể thực hiện được các thao tác gộp ô đó bằng phím tắt hay không, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách gọi phím tắt Merge Cells trong Excel nhanh chóng bằng phím ALT.
Phím tắt Merge Cells là 1 cách giúp bạn gộp nhiều ô được chọn thành 1 ô duy nhất, điều này thường được hay sử dụng khi:
- Tạo các tiêu đề cho 1 bảng hoặc cho nhiều cột.
- Các ô có quá nhiều dữ liệu cần nhập vào.
- Xử lý các lỗi như bị dư ô, thừa ô trong quá trình làm việc.
Khi bấm phím ALT trên bàn phím trên thanh công cụ của Excel, ta sẽ thấy xuất hiện trên màn hình các phím tắt đại diện cho từng thẻ, từng nhóm, từng chức năng. Và bạn cũng có thể dễ dàng nhìn thấy phím tắt cho chức năng Merge Cells.
Công cụ Merge Cells nằm trong nhóm Alignment, trong thẻ Home. Vì vậy chúng ta sẽ bấm phím H để chọn thẻ Home trước.
Sau đó, phím tắt đại diện cho chức năng Merge Cells là M, vì vậy, chúng ta sẽ tiếp tục bấm phím M
- Merge & center: Chức năng giúp trộn các ô, nội dung được đưa vào giữa vùng ô trộn (trộn ô đồng thời đưa nội dung vào giữa ô)
- Merge Across: Chức năng giúp trộn các ô trên cùng 1 hàng (nếu vùng có nhiều hàng thì sẽ có mỗi hàng 1 ô được trộn)
- Merge Cells: Chức năng giúp trộn tất cả các ô trong vùng thành 1 ô (nhiều hàng nhiều cột về cùng 1 ô, chỉ trộn ô mà không đưa vào giữa)
- Unmerge Cells: Bỏ chức năng trộn ô (bỏ Merge Cells) trong 1 ô đã được trộn từ trước đó.
Như vậy ta có tổ hợp phím tắt cho các chức năng Merge Cells như sau:
- Merge & center: Alt + H + M + C
- Merge Across: Alt + H + M + A
- Merge Cells: Alt + H + M + M
- Unmerge Cells: Alt + H + M + U
Cách gọi phím tắt Merge Cells trong Excel nhanh chóng? Có phải thi môn tin học khi thi tuyển viên chức không? (Hình từ Internet)
Có phải thi môn tin học khi thi tuyển viên chức không?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức, nội dung và thời gian thi
Thi tuyển viên chức được thực hiện theo 02 vòng thi như sau:
1. Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức chung bằng hình thức trắc nghiệm trên máy vi tính. Nội dung thi gồm 02 phần, cụ thể như sau:
a) Phần I: Kiến thức chung, 60 câu hỏi hiểu biết về pháp luật viên chức, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng. Thời gian thi 60 phút.
Trường hợp đã đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào theo quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức thì được miễn thi Phần I.
b) Phần II: Ngoại ngữ, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm bằng một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc lựa chọn 01 ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút.
Đối với vị trí việc làm không yêu cầu ngoại ngữ trong tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng và theo bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm thì không phải tổ chức thi Phần II.
c) Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi quy định tại điểm a và điểm b khoản này; nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2.
2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
a) Hình thức thi: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng lựa chọn một trong ba hình thức thi: Vấn đáp hoặc thực hành hoặc viết.
Trường hợp lựa chọn hình thức thi viết thì được lựa chọn một trong ba hình thức: Trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc trắc nghiệm kết hợp với tự luận.
b) Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành phải căn cứ vào nhiệm vụ, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì Hội đồng tuyển dụng viên chức phải tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Các công việc liên quan đến việc ra đề thi phải thực hiện bảo mật theo quy định của pháp luật.
c) Thời gian thi: Vấn đáp 30 phút (thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị, không tính vào thời gian thi); viết 180 phút (không kể thời gian chép đề); thời gian thi thực hành do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của vị trí việc làm cần tuyển.
d) Thang điểm (vấn đáp, thực hành, viết): 100 điểm.
đ) Căn cứ vào nhu cầu và đặc thù của cơ quan, đơn vị, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định yêu cầu cao hơn về nội dung, hình thức, thời gian thi vòng 2 quy định tại khoản này.
...
Như vậy, hiện nay thi tuyển viên chức không thi môn tin học.
Bao nhiêu điểm thì trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 115/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP) thì người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau:
- Có kết quả điểm thi tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên.
- Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu tuyển dụng của vị trí việc làm.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?