Cách gạch ngang chữ trong Excel nhanh chóng? Công ty có được bắt buộc người lao động phải thành thạo tin học văn phòng không?
Cách gạch ngang chữ trong Excel nhanh chóng?
Việc gạch ngang chữ trong Excel thường được thực hiện để cho người khác biết rằng dữ liệu đó đã từng tồn tại nhưng hiện tại không còn hoặc không được sử dụng nữa, mà không cần phải xóa bỏ nó. Cách gạch ngang này mang lại nhiều lợi ích, chẳng hạn như:
- Báo cáo được dữ liệu thay đổi giữa các năm, tháng, ngày,...
- Sửa lỗi bằng cách gạch ngang chữ sai và ghi lại chữ đúng bên cạnh,...
Cách gạch ngang chữ trong Excel được thực hiện đơn giản qua các bước sau đây.
Bước 1: Mở file Excel >> Chọn ô hoặc dòng muốn gạch ngang chữ.
Bước 2: Chọn thẻ Home >> Đến mục Font >> Chọn mũi tên hướng xuống.
Bước 3: Ở hộp thoại hiện lên chọn thẻ Font >> Chọn Strikethrough >> Nhấn OK để gạch ngang chữ trong Excel.
Kết quả trả về chữ trong ô Excel đã chọn được gạch ngang như hình minh họa dưới đây:
Cách gạch ngang chữ trong Excel nhanh chóng? Công ty có được bắt buộc người lao động phải thành thạo tin học văn phòng không? (Hình từ Internet)
Công ty có được bắt buộc người lao động phải thành thạo tin học văn phòng không?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tuyển dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.
2. Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.
Theo đó, người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.
Không phải công việc nào cũng yêu cầu trình độ tin học văn phòng như nhau mà tùy theo nhu cầu, mục đích và tính chất công việc mà người sử dụng lao động sẽ có những yêu cầu về trình độ tin học văn phòng phù hợp với vị trí công việc mà họ muốn tuyển dụng.
Như vậy, công ty được phép yêu cầu người lao động phải thành thạo tin học văn phòng để làm việc cho mình.
Người sử dụng lao động có những nghĩa vụ nào?
Căn cứ tại Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Theo đó, người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
- Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
- Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm quản lý lao động ra sao?
Căn cứ Điều 12 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động như sau:
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
- Ngoài ra người sử dụng lao động phải khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, báo cáo định kỳ về tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Kế hoạch tinh giản biên chế năm 2025 để cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang như thế nào theo Kế hoạch 185?
- Bảng lương chính thức: 07 bảng lương theo lương cơ sở 2.34 hay 05 bảng lương cụ thể số tiền chiếm 70% tổng quỹ lương áp dụng cho CBCCVC và LLVT sau 2026?
- Khả năng chưa thể tăng lương hưu từ 1/7/2025 cho người lao động, CBCCVC và LLVT vì sao?
- Hết tháng 6/2025 CBCCVC và LLVT sẽ có mức tăng lương hưu mới để thay thế mức lương hưu hiện tại có đúng không?
- Lương giáo viên chính thức trong 02 bảng lương mới là số tiền cụ thể bao nhiêu?