Cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng sao cho chuyên nghiệp?
Cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng sao cho chuyên nghiệp?
Trong các cuộc phỏng vấn, có rất nhiều cách để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, trong đó không thể thiếu việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng.
Việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng cũng là một phần quan trọng, giúp người quản lý tuyển dụng đánh giá tích cực về năng lực và thái độ của bạn với công việc đang ứng tuyển.
Ngoài ra việc đặt câu hỏi giúp bạn:
- Tìm hiểu thêm về văn hóa, quy định, đặc thù và kỳ vọng của công ty và nhà tuyển dụng.
- Thể hiện được cá tính, tư duy, sự thông minh và năng lực của mình.
Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng:
- Hạn chế đặt câu hỏi dạng trả lời có hoặc không
Nhà tuyển dụng rất thích nhận lại câu hỏi chi tiết về công ty để có thể mô tả cụ thể hơn về môi trường làm việc. Việc đặt câu trả lời dạng trả lời có hoặc không khiến cuộc đối thoại nhanh kết thúc và nhà tuyển dụng sẽ không thấy được bạn thực sự muốn tìm hiểu về công việc này
- Thái độ chân thành
Thái độ của ứng viên khi đặt câu hỏi sẽ là cách để nhà tuyển dụng quan sát xem ai mới là người thật sự quan tâm đến vị trí ứng tuyển. Có nhiều ứng viên mắc lỗi vô cảm khi đặt câu hỏi, như thể chỉ nói ra cho có lệ, thậm chí còn có người đặt câu hỏi không liên quan gì đến công việc sắp tới. Vì thế, bạn nên nhấn nhá giọng điệu trong câu hỏi để bày tỏ sự thắc mắc của bản thân.
- Hỏi đúng trọng tâm
Một câu hỏi dài dòng và lan man sẽ chỉ làm mất thời gian cho cả nhà tuyển dụng lẫn ứng viên tới phỏng vấn. Bạn muốn hỏi về mức lương trung bình thì hãy vào thẳng vấn đề, tránh lạc đề sang tận nội dung khác.
- Nội dung câu hỏi chỉ xoay quanh công việc
Vì đang phỏng vấn xin việc làm nên bất kỳ câu hỏi nào ứng viên đưa ra đều chỉ nên tập trung vào tính chất công việc. Những vấn đề khác liên quan đến hoạt động du lịch hàng năm hay các mối quan hệ cá nhân trong công ty sẽ không được khuyến khích cho lắm. Dù sao thì đây cũng là lúc trao đổi về công việc nên hãy luôn tập trung vào nhiệm vụ và lợi ích đạt được từ vị trí ứng tuyển.
- Dùng từ ngữ phù hợp, nhã nhặn
Có khá nhiều ứng viên khi đặt câu hỏi sẽ bị run, khi đó câu chữ trở nên lủng củng và không có sự liên kết. Thế nên, bạn cần chú ý đến việc dùng từ ngữ phù hợp, nhã nhặn và cố gắng giữ sự bình tĩnh để không mắc lỗi trong quá trình đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng.
Ngoài ra khi lựa chọn từ ngữ đúng mực, bạn sẽ nhận được phản ứng tích cực từ nhà tuyển dụng. Khi đó họ sẽ thoải mái hơn trong việc trả lời và có thể chia sẻ nhiều điều hơn liên quan đến câu hỏi cho bạn biết. Vì vậy, việc dùng từ ngữ trong câu hỏi khá quan trọng, thể hiện sự tinh tế và tác phong chuyên nghiệp.
- Đặt câu hỏi thông minh
Nhà tuyển dụng có thể đánh giá được sự thông minh và nhạy bén của bạn thông qua việc đặt câu hỏi cho họ. Do đó, bạn nên đặt các câu hỏi thường có câu trả lời đi chi tiết vào vấn đề hay cần phải mô tả cụ thể hơn về vấn đề đó. Điều này giúp gợi mở câu chuyện và tạo cho nhà tuyển dụng có cơ hội được chia sẻ với bạn nhiều thông tin về công việc hơn.
- Cảm ơn sau khi được giải đáp
Cuối cùng, thái độ lịch sự sẽ là điểm nhấn ấn tượng để kết thúc buổi phỏng vấn. Cuối buổi phỏng vấn nhất định không được quên lời cảm ơn, lời chúc và lời chào tạm biệt thân ái nhất.
Cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng sao cho chuyên nghiệp? (Hình từ Internet)
Một số câu hỏi ứng viên nên đặt cho nhà tuyển dụng?
* Câu hỏi về vị trí ứng tuyển
- Anh/chị có thể chia sẻ thêm về yêu cầu của công việc không được nhắc trong phần mô tả công việc không?
- Vị trí này cần định hướng mục tiêu cụ thể như thế nào?
- Anh/chị có thể chia sẻ thêm về thời gian làm việc của công ty không? Tôi sẽ thử việc trong khoảng mấy tháng?
* Câu hỏi xung quanh công việc
- Nếu được tuyển, mục tiêu tôi sẽ phải đạt được từ 6 tháng - 1 năm tới bao gồm những gì?
- Có thể cho tôi biết vị trí này có cơ hội thăng tiến như thế nào?
- Để được xét duyệt thăng chức thì nhân viên cần đáp ứng những yêu cầu gì và đạt bao nhiêu chỉ tiêu?
* Câu hỏi về các phòng/ban trong công ty
- Nếu được tuyển, phòng ban nào sẽ trực tiếp quản lý tôi?
- Những phòng ban nào có sự liên kết mật thiết và hỗ trợ nhau phát triển?
- Phòng ban nào sẽ trực tiếp đánh giá năng lực của nhân viên?
- Để mô tả môi trường làm việc ở đây, anh/chị sẽ đánh giá như thế nào?Mang tính hợp tác, bổ trợ cho nhau hay thiên về làm việc độc lập hơn?
Có được thu tiền của người lao động tham gia phỏng vấn tuyển dụng không?
Căn cứ Điều 11 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tuyển dụng lao động, cụ thể như sau:
Tuyển dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.
2. Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.
Theo đó, người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.
- Tăng lương hưu lần 3 cho đối tượng nào theo Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định?
- Chính thức kết luận của Phó Thủ tướng: Mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến chỉ số CPI như thế nào tại Thông báo 511?
- Chính sách tăng lương chính thức cho 02 đối tượng CBCCVC và 07 đối tượng LLVT khi thực hiện cải cách tiền lương, cụ thể như thế nào?
- Chốt đợt tăng lương hưu mới sau đợt tăng lương hưu lần 1, lần 2 hơn 15% là từ 1/7/2025 có đúng không?
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?