Cách đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công BHXH mới nhất như thế nào?
Cách đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công BHXH cho người lao động mới nhất như thế nào?
Bước 1: Truy cập website Cổng dịch vụ công BHXH
Nhấp vào địa chỉ: https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/#/index để truy cập và thực hiện đăng ký tài khoản.
Bước 2: Đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam
Người lao động tiến hành nhấp vào chữ “Đăng ký” tại góc trên bên phải giao diện website.
Bước 3: Chọn đối tượng đăng ký
Người lao động chọn “Cá nhân” sau đó nhấn “Tiếp”.
Bước 4: Điền tờ khai đăng ký
Người lao động chọn tải lên 01 ảnh chân dung 4×6 và 02 ảnh CMND/CCCD/Hộ chiếu 02 mặt.
Sau đó tiền đầy đủ thông tin sau:
– Họ và tên: Nhập họ và tên bằng tiếng Việt có dấu, viết hoa ký tự đầu của mỗi chữ
– Mã số bảo hiểm xã hội: Nhập đúng 10 số BHXH của bạn
– Số CCCD/Hộ chiếu/CMND: Nhập đúng dãy số CCD/Hộ chiếu/CMND của bạn
– Địa chỉ liên hệ: Chọn đúng địa chỉ nơi bạn đang cư trú và nhập số nhà, tên đường, tổ/xóm, khu phố/thôn vào ô bên dưới
– Số điện thoại: Nhập đúng số điện thoại đang sử dụng, số điện thoại này sẽ dùng nhận mã OTP xác thực.
– Địa chỉ thư điện tử: Điền địa chỉ email bạn đang dùng
– Đăng ký giao dịch tại: Chọn “Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam”
– Chọn cơ quan BHXH tiếp nhận: Nhấn “Chọn” và chọn cơ quan BHXH nơi cư trú.
– Chọn hình thức nộp hồ sơ: “Tại nơi tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam”
Bước 5: Nhập mã kiểm tra
Nhập đúng đoạn mã hiện trong ảnh, đúng định dạng viết hoa, viết thường và số.
Bước 6: Ghi nhận
Tiếp theo người sử dụng nhấn chọn “Ghi nhận” hệ thống hiển thị thông tin đã đăng ký theo Mẫu 01.
Bước 7: Thực hiện in, ký và nộp tờ khai
Người sử dụng khi nộp hồ sơ, cá nhân cung cấp cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ tờ khai theo Mẫu số 01, ký và ghi rõ họ tên, sau đó xuất trình CMND/thẻ Căn cước công dân/hộ chiếu để xác minh thông tin.
Có 02 trường hợp xảy ra:
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Cơ quan BHXH gửi thông báo chấp thuận kèm thông tin về tài khoản giao dịch điện tử BHXH thông qua tin nhắn đến số điện thoại đăng ký và tài khoản thư điện tử (nếu có).
– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Cơ quan BHXH gửi thông báo kèm lý do. Người sử dụng điều chỉnh và nộp lại hồ sơ.
Sau khi nhận được thông tin, bạn đã có thể tiến hành đăng nhập và sử dụng cổng dịch vụ công trực tuyến bảo hiểm xã hội.
*Lưu ý: Thời gian nhận được kết quả từ 1 đến 3 ngày làm việc.
Cách đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công BHXH mới nhất như thế nào?
Đối tượng nào được nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định hiện nay các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được Nhà nước hỗ trợ, cụ thể như sau:
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP (22%), cụ thể:
- Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo;
- Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;
- Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
Khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho phù hợp.
Lưu ý: Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).
Khi nào nhà nước hỗ trợ người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 134/2015/NĐ-CP có nêu như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
Các quy định tại Nghị định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, trừ quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Việc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội của Nhà nước đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Không hỗ trợ tiền đóng đối với thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, trừ trường hợp đóng một lần cho những năm còn thiếu theo phương thức đóng quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
3. Các văn bản sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:
a) Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Nghị định số 134/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Theo đó thì việc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội của Nhà nước đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Không hỗ trợ tiền đóng đối với thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trước ngày 01 tháng 01 năm 2018.
Trừ trường hợp đóng một lần cho những năm còn thiếu theo phương thức đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?