Các ngày lễ Việt Nam trong tháng 8? Người lao động được nghỉ những ngày lễ nào?
Các ngày lễ Việt Nam trong tháng 8?
Tháng 8/2023 có rất nhiều ngày lễ, kỷ niệm, sự kiện lớn ở trong nước. Một số ngày lễ lớn như:
(1) Ngày vì nạn nhân Chất độc màu da cam Việt Nam (10/08)
Ngày 10/8/1961 là ngày Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh hóa học ở Việt Nam, kéo dài trong 10 năm trời gây hậu quả thảm khốc cho môi trường, hệ sinh thái và để lại di chứng da cam qua nhiều thế hệ.
Từ năm 2004, ngày 10/08 hằng năm được lấy làm ngày “Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam”. Vào ngày này có nhiều hoạt động chung tay xoa dịu nỗi đau da cam như chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam,… tiếp thêm cho họ niềm tin và tình yêu cuộc sống, khát vọng và ý chí vươn lên hòa nhập cộng đồng.
(2) Ngày Cách mạng tháng tám thành công (19/08)
Ngày 19/08/1945 là ngày Cách mạng tháng Tám thành công. Đây được xem là mốc son chói lọi trong dòng chảy lịch sử, đánh dấu một bước ngoặt lớn trên con đường phát triển, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Cách mạng tháng Tám 1945 còn đem đến cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu để vận dụng trong giai đoạn sau của cuộc kháng chiến và cả trong giai đoạn hiện nay. Và một trong số là bài học về việc củng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc.
(3) Ngày truyền thống CAND Việt Nam (19/08)
Ngày 19/08/1945 còn được chọn là Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam. Ngày này mang ý nghĩa chính trị, tư tưởng sâu sắc, là dấu mốc đánh dấu sự ra đời, trưởng thành ngày càng vững mạnh của một trong những lực lượng vũ trang cách mạng nòng cốt, quan trọng của Đảng, Nhà nước.
Ngày truyền thống CAND còn là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những đóng góp to lớn trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội của lực lượng CAND.
(4) Một số ngày lễ, kỷ niệm và sự kiện trong Tháng 8 nổi bật khác như:
- Ngày 01/08/1930: Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng
- Ngày 06/08: Ngày Quốc tế chống vũ khí nguyên tử.
- Ngày 08/08: Ngày sinh Dương Quân, nhà thơ trào phúng Việt Nam.
- Ngày 09/08: Ngày Quốc tế của người thổ dân thế giới.
- Ngày 15/08/1945: Chiến thắng phát-xít Nhật.
- Ngày 19/08/2004: Ngày thành lập Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.
- Ngày 20/08/1888: Ngày sinh chủ tịch Tôn Đức Thắng.
- Ngày 25/08/1911: Ngày sinh của Võ Nguyên Giáp, Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
- Ngày 26/8/1975: Việt Nam tham gia phong trào Không liên kết.
- Ngày 29/08/1994: Ngày thành lập quận Kiến An thuộc thành phố Hải Phòng.
Các ngày lễ trong tháng 8 của Việt Nam? (Hình từ Internet)
Người lao động được nghỉ những ngày lễ nào?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 06 dịp lễ, tết trong năm là:
- Tết Dương lịch;
- Tết Âm lịch;
- Ngày Chiến thắng;
- Ngày Quốc tế lao động;
- Quốc khánh;
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Làm việc vào ngày lễ thì người lao động được nhận mức lương như thế nào?
Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định trên, người lao động đi làm dịp lễ thì được hưởng mức lương như sau:
- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.
- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.
- Chính thức lộ trình cải cách tiền lương từ 2025: Bộ Nội vụ thực hiện cải cách tiền lương của các đối tượng CBCCVC và LLVT bằng cách thực hiện việc nhiệm vụ nào?
- Kế hoạch thực hiện cải cách tiền lương của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước về nguồn lực tại Kế hoạch 189 ra sao?
- Tăng lương hưu cho CBCCVC khi có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu vào thời điểm nào?
- Đợt tăng lương hưu mới sau đợt tăng lần 1, lần 2 thống nhất không áp dụng cho CBCCVC và LLVT hưởng mức tăng lương cơ sở 30% phải không?
- Thời gian mức lương cơ sở 2.34 áp dụng còn lại bao lâu đối với đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?