Các ngành nghề tương lai sẽ phát triển bền vững là ngành nghề nào?
Các ngành nghề tương lai sẽ phát triển bền vững là ngành nghề nào?
Dự đoán về các ngành nghề tương lai có thể phát triển bền vững có thể thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công nghệ, môi trường, và xu hướng xã hội. Tuy nhiên, dưới đây là một số lĩnh vực, ngành nghề mà dự đoán sẽ có tiềm năng phát triển bền vững trong tương lai:
Công nghệ thông tin và Trí tuệ nhân tạo (AI): Công nghệ thông tin và AI dự kiến sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phát triển trong nhiều lĩnh vực, bao gồm y tế, tự động hóa, quản lý dự án, và nhiều ngành công nghiệp khác.
Năng lượng sạch và tái tạo: Với tăng cường tập trung vào bảo vệ môi trường, ngành năng lượng tái tạo như điện mặt trời, gió, và năng lượng từ biến đổi chất thải dự kiến sẽ phát triển mạnh mẽ.
Chăm sóc sức khỏe và y tế: Với sự gia tăng của dân số và tăng cường nhận thức về sức khỏe, ngành y tế và chăm sóc sức khỏe sẽ luôn có nhu cầu và tiềm năng phát triển.
Lĩnh vực môi trường: Với sự quan tâm gia tăng về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, các ngành liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng giải pháp bảo vệ môi trường dự kiến sẽ phát triển.
Công nghệ xanh: Các công nghệ liên quan đến hiệu suất năng lượng, quản lý tài nguyên, và tiết kiệm nước sẽ cần thiết để đáp ứng các mục tiêu bền vững của tương lai.
Ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp: Với sự gia tăng của dân số thế giới, nhu cầu về thực phẩm và nông sản sẽ tăng lên. Do đó, các ngành liên quan đến sản xuất thực phẩm và nông nghiệp bền vững có tiềm năng phát triển.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Các lĩnh vực, ngành nghề tương lai này chỉ là dự đoán và các ngành nghề có thể thay đổi theo thời gian. Điều quan trọng là có sự linh hoạt và khả năng học hỏi mới để thích nghi với sự thay đổi trong thị trường lao động và xu hướng kinh tế.
Các ngành nghề tương lai sẽ phát triển bền vững là ngành nghề nào?
Mức lương tối thiểu trả cho người lao động là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có giải thích về mức lương tối thiểu như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
...
Như vậy, mức lương tối thiểu có thể coi là mức lương tối thấp mà người lao động có thể nhận được khi thực hiện công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động thông thường.
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP có quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, tuỳ theo năng lực và thoả thuận của người lao động và người sử dụng lao động mà mức lương sẽ được chi trả phù hợp tuy nhiên mức lương này không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng nên trên.
Mức lương trung bình thực tế được trả cho người lao động Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm Quý I năm 2023 được đăng tải trên trang Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê, có báo cáo về mức lương trung bình của người lao động như sau:
- Thu nhập bình quân tháng của người lao động quý I năm 2023 là 7,0 triệu đồng.
- Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao gấp 1,36 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ (8,0 triệu đồng so với 5,9 triệu đồng)
- Thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị cao gấp 1,41 lần khu vực nông thôn (8,6 triệu đồng so với 6,1 triệu đồng).
- So với cùng kỳ năm 2022:
+ Thu nhập bình quân tháng của lao động làm việc trong dịch vụ là 8,3 triệu đồng, tăng 10,1%, tương ứng tăng 766 nghìn đồng.
+ Lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có thu nhập bình quân là 4,1 triệu đồng, tăng 9,2%, tương ứng tăng khoảng 345 nghìn đồng.
+ Lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng là 7,9 triệu đồng, là khu vực có tốc độ tăng thấp nhấp trong ba khu vực kinh tế, tăng 9,0%, tương ứng tăng khoảng 655.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.
- Thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương quý I năm 2023 là 7,9 triệu đồng.
Xem chi tiết Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm Quý I năm 2023: TẢI VỀ
Quý II năm 2023:
- Thu nhập bình quân tháng của người lao động quý II/2023 là 7,0 triệu đồng. Tuy nhiên có giảm 79.000 đồng so với quý I/2023 và tăng 355.000 đồng so với cùng kỳ năm 2022.
Xem chi tiết Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm Quý II năm 2023: TẢI VỀ
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?