Các mẫu bài tuyên truyền kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11? Năm 2025, giáo viên có tuổi nghỉ hưu là bao nhiêu?
Các mẫu bài tuyên truyền kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024?
>> Bài phát biểu của Hội Cựu giáo chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11
Theo Quyết định 167-HĐBT năm 1982 thì từ 13/10/1982, sẽ lấy ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Năm 2024 sẽ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11. Dưới đây là các mẫu bài tuyên truyền kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 có thể tham khảo:
Mẫu bài 1:
Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, lúc thanh bình cũng như lúc có đao binh, sự nghiệp giáo dục chưa bao giờ gián đoạn, bởi thời nào Tổ quốc cũng cần người tài để giúp dân giúp nước. Nếu trong văn bia Quốc tử giám còn ghi danh hàng ngàn tiến sĩ, thì trong nhân gian cũng còn lưu truyền hàng ngàn tên tuổi thầy cô đã sản sinh ra những nhân tài đất Việt. Chính vì những cống hiến to lớn đó mà hàng ngàn đời nay dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống "Tôn sư - Trọng đạo". Lúc sinh thời Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng viết "Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong các nghề cao quý". " Có một nghề bụi phấn dính đầy tay Người ta bảo đó là nghề cao quý nhất Có một nghề không ươm cây vào đất Lại nở cho đời những đóa hoa thơm ". Để ghi nhận sự đóng góp của ngành giáo dục với sự phát triển của xã hội và tôn vinh những thầy cô giáo trong sự nghiệp trồng người ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã có Quyết định số 167- HĐBT lấy ngày 20 tháng 11 hàng năm là ngày nhà giáo Việt Nam. Kể từ ngày 20/11/1982 đến nay đã 42 năm trôi qua ngành giáo dục Việt Nam nói chung và giáo giới mọi miền Tổ quốc nói riêng đã có một ngày truyền thống thật ý nghĩa của ngành. Nói đến ngày 20/11 không phải chỉ là ngày dành cho những người làm giáo dục mà đây thực sự là ngày hội của biết bao thế hệ học trò để tỏ lòng tri ân đối với các thầy cô, người đã cho chúng em tất cả, từ bài học đầu tiên đến lẽ sống làm người để hôm nay trở thành những công dân tốt biết làm chủ cuộc đời và dựng xây đất nước. Kính thưa toàn thể nhân dân! Trong những năm gần đây, các thế hệ thầy cô giáo và các em học sinh trong toàn xã Xuân Thành đã được giảng dạy và học tập trong một môi trường giáo dục tốt với hệ thống trường lớp khang trang, sạch đẹp, thân thiện. Đó là nhờ sự quan tâm, chăm lo của Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, hội cha mẹ học sinh và toàn thể nhân dân đã dành cho cả 3 nhà trường. Ngày 20 11 đang đến gần, trong những ngày này đến trường thật là vui. Mỗi thầy cô và các em học sinh đều tích cực tham gia các cuộc thi do nhà trường tổ chức . Đối với các em học sinh lại có cơ hội để phát huy hết những tài năng của mình để tham gia các sân chơi như giao lưu văn nghệ, giao lưu tiếng Anh, thi làm báo tường, thi viết chữ đẹp, ... Tất cả đã tạo nên một không khí thi đua sôi nổi thầy thi đua dạy tốt, trò thi đua học tốt để dành những thành tích cao nhất chào mừng 42 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Lúc sinh thời Bác Hồ đã từng dạy "Vì lợi ích 10 năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người". Chúng ta đều đã biết "Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai"; hạnh phúc của mỗi gia đình, sự phồn vinh của xã hội là đều trông chờ ở công học tập của các em. Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, hội cha mẹ học sinh và toàn thể nhân dân luôn quan tâm, tạo điều kiện để các con em của chúng ta được hưởng quyền học tập trong một môi trường tốt đẹp nhất. Nhân dịp kỉ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, xin được gửi tới các thế hệ thầy giáo, cô giáo đã và đang công tác lời chúc sức khỏe, gia đình hạnh phúc, nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người. Chúc sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển. Xin trân trọng cảm ơn! |
Mẫu bài 2:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất, những thầy giáo tốt là anh hùng vô danh”, Người còn khẳng định “Nhiệm vụ giáo dục rất vất vả nhưng thật vẻ vang, không có thầy cô giáo thì không có giáo dục” .Còn Thủ tướng Phạm Văn Đồng thì viết "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao qúy". Mỗi năm, đến ngày Nhà giáo Việt Nam ngày 20 11, chắc hẳn ai cũng chung một cảm xúc trào dâng, một niềm xốn xang về kỉ niệm với thầy cô giáo. Những người đã mang lại cho ta niềm hạnh phúc và hành trang cuộc sống đó là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam, được hình thành từ ngàn xưa đến nay. Có thể nói, cha mẹ sinh ra và nuôi dưỡng ta khôn lớn, những người khai sáng tâm hồn, truyền thụ kiến thức, chấp cánh ước mơ để bay đến những chân trời tri thức, giúp ta nên người phần lớn là công lao của các thầy cô giáo. Vì thế đã được lớp lớp học trò tôn kính suốt đời và được xã hội tôn vinh. Nhà giáo - những người lái đò hết sức tận tâm và đầy trách nhiệm, những người lái đò ấy đã chở những chuyến đò nặng đầy kiến thức vượt qua bão gió đưa con đò cập bến tương lai. Cuộc đời nhà giáo chở biết bao chuyến đò, những người khách cập bến bình yên nhưng vẫn còn đau đáu nhớ về người lái đò chung tình quý giá. Qua thời gian, qua năm tháng, từng lớpi, từng lớp HS trưởng thành và thành đạt luôn nhớ về những người thầy, người cô đã có nhiều dìu dắt và chắp cánh cho ta bay cao, bay xa trên bầu trời kiến thức. "Có một nghề bụi phấn bám đầy tay Người ta bảo là nghề cao quý nhất Có một nghề không trồng cây vào đất Nhưng nở cho đời những đóa hoa thơm" Ngày 20 11 - ngày Nhà giáo Việt Nam là niềm vui lớn nhất của những người làm giáo dục đó là được sống trong một môi trường giáo dục tràn ngập yêu thương, chia sẻ, quan tâm, chăm lo của Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, hội cha mẹ học sinh và toàn thể nhân dân. Tôn sư trọng đạo - là nét đẹp của dân tộc Việt Nam , một dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền thống hiếu học. Nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), xin trân trọng kính chúc các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể cán bộ, nhân viên... thật nhiều sức khỏe, tiếp tục phát huy truyền thống Nhà giáo, luôn vững bước trên con đường phát triển sự nghiệp giáo dục. |
Mẫu bài 3:
Lúc sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng viết "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao qúy". Nếu có ai đó nói: Thầy cô giáo như những người lái đò chở khách qua sông. Vâng, đây là những người lái đò hết sức tận tâm và đầy trách nhiệm, những người lái đò ấy đã chở những chuyến đò nặng đầy kiến thức vượt qua bão gió đưa con đò cập bến tương lai. Cuộc đời nhà giáo chở biết bao chuyến đò, những người khách cập bến bình yên nhưng vẫn còn đau đáu nhớ về người lái đò chung tình quý giá. Qua thời gian, qua năm tháng, từng người, từng người thành đạt, trưởng thành luôn nhớ về những thầy cô giáo đã có nhiều công sức và tình yêu thương để nâng cánh cho ta bay xa trên bầu trời kiến thức. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 20/11 - ngày nhà giáo Việt Nam, trong mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng chung một cảm xúc trào dâng, một niềm xốn xang về kỉ niệm những ngày được đi học dưới mái trường thân yêu với sự dìu dắt của các cô, người đã mang lại cho ta niềm hạnh phúc và hành trang cuộc sống đó là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam, được hình thành từ ngàn xưa đến nay. Có thể nói, cha mẹ sinh ra và nuôi dưỡng ta khôn lớn, những người khai sáng tâm hồn, truyền thụ kiến thức, chấp cánh ước mơ để bay đến những chân trời tươi sáng, giúp ta nên người phần lớn là công lao của các thầy cô giáo. Vì thế đã được lớp lớp học trò tôn kính suốt đời và được xã hội tôn vinh. Có một nghề bụi phấn bám đầy tay Người ta bảo là nghề cao quý nhất Có một nghề không trồng cây vào đất Nhưng nở cho đời những đóa hoa thơm. Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 vui mừng đến thế, niềm vui lớn nhất đó là được sống trong một môi trường giáo dục tràn ngập sự yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ chăm lo của Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, hội cha mẹ học sinh và toàn thể nhân dân đã dành cho các nhà trường. Các thầy cô giáo gắn bó hơn với sự nghiệp trồng người, các cháu học sinh được học tập trong một môi trường giáo dục thân thiện, lớp sau kế cận lớp trước. Các thầy cô giáo đã dìu dắt hàng vạn học sinh trưởng thành, trình độ chuyên môn nghiệp vụ được nâng lên đáp ứng với yêu cầu đổi mới toàn diện về giáo dục thực hiện trong cả nước. Mỗi thầy cô giáo luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm với lòng nhiệt huyệt của mình nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo và không ngừng học tập rèn luyện là tấm gương sáng luôn xứng đáng là niềm tin cho các thế hệ học sinh và của Đảng bộ và nhân dân toàn xã. Kính trọng thầy cô giáo là nét đẹp của dân tộc Việt Nam - một dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Có thể nói, cha mẹ sinh ra và nuôi dưỡng ta khôn lớn, nhưng người khai tâm, khai trí, truyền thụ kiến thức, giúp ta nên người phần lớn là công lao của thầy cô giáo. Công ơn của các thầy cô lớn lao không kém công ơn sinh thành của cha mẹ, vì thế cha ông ta thường nhắc nhở: “Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” Nhân ngày 20 11, dịp để các thế hệ học sinh “Đền đáp” lại công ơn dưỡng dục của các cô, là dịp để lớp lớp học trò ghi nhớ sâu sắc, gửi lòng thành biết ơn đến những người đưa đò thầm lặng. Nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), xin trân trọng kính chúc quý thầy cô cùng toàn thể cán bộ, nhân viên các nhà trường thật nhiều sức khỏe, tiếp tục phát huy truyền thống nhà giáo, luôn vững bước trên con đường phát triển sự nghiệp giáo dục. |
Các mẫu bài tuyên truyền kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11?
Năm 2025, giáo viên có tuổi nghỉ hưu là bao nhiêu?
Tại Điều 46 Luật Viên chức 2010 quy định về chế độ hưu trí đối với viên chức như sau:
Chế độ hưu trí
1. Viên chức được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội.
....
Theo đó, tuổi nghỉ hưu của viên chức theo quy định hiện nay cũng được thực hiện theo Bộ luật Lao động 2019.
Theo Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:
Tuổi nghỉ hưu
...
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
...
Như vậy, tuổi nghỉ hưu của viên chức giáo viên năm 2025 trong điều kiện lao động bình thường là 61 tuổi 3 tháng đối với nam, 56 tuổi 8 tháng đối với nữ.
Lưu ý:
- Viên chức giáo viên bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Viên chức giáo viên có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tiêu chuẩn của nhà giáo hiện nay là gì?
Căn cứ Điều 67 Luật Giáo dục 2019 quy định về tiêu chuẩn của nhà giáo như sau:
- Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;
- Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;
- Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ;
- Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?