Các bậc trình độ chuyên môn theo quy định hiện nay? Kế toán trưởng cần có trình độ chuyên môn ra sao?
Các bậc trình độ chuyên môn hiện nay quy định như thế nào?
Trình độ chuyên môn chính là kiến thức, sự hiểu biết và năng lực của một người trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Để được công nhận về trình độ chuyên môn, một người phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện lâu dài ở trường, lớp hoặc tổ chức giáo dục được cấp phép.
Mục tiêu của quá trình đào tạo đó là trang bị kiến thức, kỹ năng để một người có thể vận dụng vào công việc, theo từng trình độ và lĩnh vực cụ thể.
Hiện nay, trình độ chuyên môn được chia thành các bậc cơ bản sau đây nhằm tạo sự rõ ràng trong việc đánh giá cũng như ghi nhận:
(1) Trình độ sơ cấp | Trình độ này dành cho các chương trình học tập và đào tạo trong thời gian ngắn, với hình thức học kiến thức song song với thực hành. Các khóa đào tạo giúp đạt trình độ sơ cấp thường áp dụng đối với các ngành nghề về kỹ thuật trong các trường dạy nghề. |
(2) Trình độ trung cấp | Trình độ trung cấp dành cho những người đã hoàn thành xong chương trình giáo dục bậc trung học phổ thông và cả trung học cơ sở, sau đó mới có thể học tiếp trung cấp. Thời gian học trung cấp sẽ kéo dài từ 02 đến 04 năm, tùy theo việc người đó đã hoàn thành chương trình trung học cơ sở hay trung học phổ thông. Với trình độ trung cấp, một người sẽ có những kiến thức chuyên sâu hơn về một lĩnh vực cụ thể, đủ để làm việc một cách độc lập. |
(3) Trình độ cao đẳng | Chương trình cao đẳng chỉ áp dụng cho những người đã tốt nghiệp trung học phổ thông và thời gian học kéo dài 03 năm. Với chương trình học cao đẳng, người học sẽ được trang bị nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên sâu hơn về một ngành nghề cụ thể. Với trình độ cao đẳng, một người có đủ khả năng để giải quyết các vấn đề mang tính phức tạp. Họ có thể làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm và có đủ năng lực với các vị trí quản lý. |
(4) Trình độ đại học | Chương trình đại học sẽ đào tạo sinh viên những kiến thức chuyên môn một cách chuyên sâu với kiến thức lớn và toàn diện hơn, cùng nhiều kỹ năng hỗ trợ cho công việc. Thời gian đào tạo chương trình đại học tuỳ thuộc vào từng ngành học, có những ngành thời gian đào tạo trong 04 năm, nhưng có những ngành thời gian đào tạo đến 06 năm. |
(5) Trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ | Chương trình Thạc sĩ, Tiến sĩ được áp dụng đối với những người đã tốt nghiệp đại học. Họ có nhu cầu nâng cao hơn các kỹ năng về chuyên môn nghề nghiệp hoặc nguyện vọng tìm hiểu kiến thức chuyên sâu hơn. |
Các bậc trình độ chuyên môn theo quy định hiện nay? Kế toán trưởng cần có trình độ chuyên môn ra sao?
Kế toán trưởng cần có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 54 Luật Kế toán 2015 quy định về tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng
1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;
b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
d) Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.
2. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.
Theo đó, kế toán trưởng cần có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên.
Kế toán trưởng có trách nhiệm gì?
Căn cứ tại Điều 55 Luật Kế toán 2015 quy định:
Trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng
1. Kế toán trưởng có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán;
b) Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật này;
c) Lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.
2. Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
3. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, ngoài các quyền quy định tại khoản 2 Điều này còn có các quyền sau đây:
a) Có ý kiến bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ;
b) Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến công việc kế toán và giám sát tài chính của kế toán trưởng;
c) Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của người ra quyết định;
d) Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong đơn vị; trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
Theo đó, kế toán trưởng có trách nhiệm sau đây:
- Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán;
- Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định;
- Lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?