Cá tháng Tư 2024 là ngày nào? Người lao động được nghỉ làm, hưởng nguyên lương vào ngày Cá tháng Tư trong những trường hợp nào?

Tôi muốn hỏi Cá tháng Tư 2024 là ngày nào và người lao động được nghỉ làm, hưởng nguyên lương vào ngày Cá tháng Tư trong những trường hợp nào? Câu hỏi của chị P.A (Đà Nẵng).

Cá tháng Tư là ngày nào?

Cá tháng tư là ngày 01 tháng 4 hàng năm theo lịch dương và không thay đổi qua các năm. Theo đó, trong năm 2024, ngày Cá tháng Tư sẽ rơi vào thứ 2.

Ngày Cá tháng Tư, còn gọi là ngày nói đùa, là ngày hội vui vẻ, hấp dẫn đối với những người tinh nghịch và hài hước, là ngày mà theo phong tục cũ tại một số quốc gia, bạn bè thường hay bày trò đùa giỡn nhau.

Nước Pháp được coi là quê hương của ngày Cá tháng Tư. Vào thế kỉ 16 ở Pháp, mùa lễ hội hàng năm bắt đầu vào ngày đầu tháng Tư. Vào thời gian đó, năm mới được tính bắt đầu từ ngày 01/4 vì ngày này được xem là đầu tiên của mùa xuân. Nhưng vào năm 1582, Hoàng đế Charles IX đã ra lệnh chuyển ngày đầu năm mới về ngày 01/01.

Tại Pháp, Ý, Bỉ và các nước nói tiếng Pháp khác, ngày lễ nói dối có tên gọi là Poisson d'avril trong tiếng Pháp hoặc Pesce d'aprile trong tiếng Ý, có nghĩa là những con cá tháng Tư.

Tên gọi này bắt nguồn từ trò đùa mà người trêu phải cố gắng để lén dán một con cá bằng giấy vào lưng của nạn nhân mà không bị phát hiện. Và tên gọi Cá tháng Tư (ngày 01 tháng 4) cũng xuất phát từ đó.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.

Cá tháng Tư 2024 là ngày nào? Người lao động được nghỉ làm, hưởng nguyên lương vào ngày Cá tháng Tư trong những trường hợp nào?

Cá tháng Tư 2024 là ngày nào? Người lao động được nghỉ làm, hưởng nguyên lương vào ngày Cá tháng Tư trong những trường hợp nào?

Người lao động được nghỉ làm, hưởng nguyên lương vào ngày Cá tháng Tư trong những trường hợp nào?

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ lễ, tết như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo đó, ngày Cá tháng Tư không thuộc một trong các ngày lễ, tết được nghỉ làm, hưởng nguyên lương theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.

Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Theo đó, người lao động có thể chủ động xin nghỉ làm vào ngày Cá tháng Tư theo diện phép năm. Trong trường hợp này, người lao động sẽ được hưởng nguyên lương.

Ngoài ra, căn cứ Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Theo đó, vào ngày Cá tháng Tư, người lao động vẫn có thể xin nghỉ làm, hưởng nguyên lương theo diện nghỉ việc riêng nếu ngày Cá tháng Tư trùng với các trường hợp được nghỉ việc riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.

Như vậy, người lao động được nghỉ làm, hưởng nguyên lương vào ngày Cá tháng Tư trong những trường hợp sau:

- Nghỉ theo diện phép năm;

- Nghỉ theo diện nghỉ việc riêng nếu ngày Cá tháng Tư trùng với các trường hợp được nghỉ việc riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.

Mức lương của người lao động khi làm việc vào các ngày lễ là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, khi làm việc vào ngày lễ, người lao động sẽ được trả tiền lương làm thêm giờ với mức lương ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ được hưởng.

Ngoài ra, nếu người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường. Đồng thời, nếu người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ngày nghỉ lễ.

Như vậy, nếu đi làm vào ngày lễ, người lao động sẽ nhận được mức lương:

*Nếu làm việc vào ban ngày:

Người lao động sẽ được hưởng 100% lương của ngày làm việc bình thường + 300% tiền lương đi làm ngày lễ.

Do đó, người lao động sẽ nhận được ít nhất 400% lương.

*Nếu làm việc vào ban đêm:

Người lao động sẽ được hưởng 100% lương của ngày làm việc bình thường + 300% tiền lương đi làm ngày lễ + 30% lương làm việc vào ban đêm + 60% lương làm thêm giờ vào ban đêm.

Do đó, người lao động sẽ nhận được ít nhất 490% lương.

Cá tháng Tư
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Ngày 1 tháng 4 là thứ mấy? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Ngày 1 tháng 4 năm 2024 là ngày gì? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày 1 tháng 4 không?
Lao động tiền lương
Ngày Cá tháng Tư là ngày gì? Đây có phải ngày nghỉ lễ hưởng nguyên lương của người lao động không?
Lao động tiền lương
Ngày 1 tháng 4 năm 2024 rơi vào ngày âm lịch nào? Người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
Lao động tiền lương
Cá tháng Tư 2024 là ngày nào? Người lao động được nghỉ làm, hưởng nguyên lương vào ngày Cá tháng Tư trong những trường hợp nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Cá tháng Tư
359 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào