Cả hai vợ chồng cùng tham gia BHXH bắt buộc thì thời gian hưởng chế độ ốm đau khi chăm con ốm được quy định ra sao?

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất thì thời gian hưởng chế độ ốm đau khi chăm con ốm được quy định ra sao nếu cả vợ và chồng cùng tham gia BHXH bắt buộc?

Cả hai vợ chồng cùng tham gia BHXH bắt buộc thì thời gian hưởng chế độ ốm đau khi chăm con ốm được quy định ra sao?

Căn cứ theo Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:

Thời gian hưởng chế độ khi chăm sóc con ốm đau
1. Thời gian hưởng chế độ khi chăm sóc con ốm đau trong một năm (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) cho mỗi con tối đa là 20 ngày nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thời gian hưởng chế độ khi chăm sóc con ốm đau của mỗi người theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi chăm sóc con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Theo đó, trong trường hợp cả hai vợ chồng cùng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thời gian hưởng chế độ khi chăm sóc con ốm đau của mỗi người trong một năm (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) cho mỗi con tối đa là:

- 20 ngày nếu con dưới 03 tuổi.

- 15 ngày nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

Cả hai vợ chồng cùng tham gia BHXH bắt buộc thì thời gian hưởng chế độ ốm đau khi chăm con ốm được quy định ra sao?

Cả hai vợ chồng cùng tham gia BHXH bắt buộc thì thời gian hưởng chế độ ốm đau khi chăm con ốm được quy định ra sao?

Trợ cấp ốm đau khi chăm sóc con ốm được xác định dựa trên mức tiền lương nào?

Căn cứ theo Điều 45 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:

Trợ cấp ốm đau
1. Mức hưởng trợ cấp ốm đau được tính theo tháng và tính trên căn cứ sau đây:
a) Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng gần nhất trước tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau;
b) Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng đầu tiên tham gia bảo hiểm xã hội hoặc tháng tham gia trở lại nếu phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên tham gia hoặc tháng tham gia trở lại.
2. Mức hưởng trợ cấp ốm đau của người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 và Điều 44 của Luật này bằng 75% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Mức hưởng trợ cấp ốm đau của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 43 của Luật này được tính như sau:
a) Bằng 65% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1 Điều này nếu đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 30 năm trở lên;
b) Bằng 55% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1 Điều này nếu đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
c) Bằng 50% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1 Điều này nếu đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 15 năm.
4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau của người lao động quy định tại khoản 3 Điều 43 của Luật này bằng 100% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức hưởng trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày. Mức hưởng trợ cấp ốm đau nửa ngày được tính bằng một nửa mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày.
Khi tính mức hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau không trọn ngày thì trường hợp nghỉ việc dưới nửa ngày được tính là nửa ngày; từ nửa ngày đến dưới một ngày được tính là một ngày.
6. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về ngày làm việc; quy định việc tính, việc xác định điều kiện đối với từng trường hợp để giải quyết chế độ ốm đau.

Theo đó, mức trợ cấp ốm đau khi chăm sóc con ốm được xác định dựa trên tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Cụ thể, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là:

- Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng gần nhất trước tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.

- Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng đầu tiên tham gia bảo hiểm xã hội hoặc tháng tham gia trở lại nếu phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên tham gia hoặc tháng tham gia trở lại.

Phải nộp hồ sơ hưởng chế độ khi chăm sóc con ốm đau trong vòng bao nhiêu ngày?

Căn cứ theo Điều 48 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:

Giải quyết hưởng trợ cấp ốm đau
1. Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại Điều 47 của Luật này cho người sử dụng lao động. Thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau kèm theo hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Theo đó, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động trong thời hạn chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 01/7/2025.

Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Từ 1/7/2025, người lao động làm việc tại nhà có phải tham gia BHXH bắt buộc không?
Lao động tiền lương
Từ 1/7/2025, hồ sơ đăng ký tham gia BHXH bắt buộc gồm những giấy tờ nào? Người tham gia BHXH bắt buộc có quyền gì?
Lao động tiền lương
06 trường hợp người lao động được phép không tham gia BHXH bắt buộc là gì?
Lao động tiền lương
Không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc nhưng thỏa thuận với công ty để tham gia BHXH bắt buộc bị phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Trưởng thôn sẽ bắt đầu phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc kể từ ngày nào?
Lao động tiền lương
Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của CBCCVC từ 1/7/2025 gồm những gì?
Lao động tiền lương
Người lao động là công dân nước ngoài được tham gia bảo hiểm xã hội tại Việt Nam hay không?
Lao động tiền lương
Không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc nhưng thỏa thuận với công ty để tham gia BHXH bắt buộc được không?
Lao động tiền lương
Người lao động thỏa thuận với công ty để không tham gia BHXH bắt buộc có vi phạm pháp luật không?
Lao động tiền lương
Công ty thỏa thuận với nhân viên không tham gia BHXH bắt buộc có vi phạm pháp luật không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
378 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào