Bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ bao gồm những nội dung gì?
Hoạt động bồi dưỡng của Bộ Khoa học và Công nghệ là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1038/QĐ-BKHCN năm 2019 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học, gắn với việc cấp văn bằng được pháp luật Việt Nam công nhận.
2. Bồi dưỡng là quá trình bổ sung, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc.
...
Theo đó, bồi dưỡng là quá trình bổ sung, cập nhật, nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc.
Bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ bao gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1038/QĐ-BKHCN năm 2019 quy định như sau:
Nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức quy định tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 ngày 9 tháng 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (sau đây viết tắt là Nghị định số 101/2017/NĐ-CP), cụ thể như sau:
1. Đào tạo công chức, viên chức:
a) Công chức, viên chức đáp ứng điều kiện theo quy định được cử đi đào tạo sau đại học ở trong nước và nước ngoài;
b) Nội dung đào tạo sau đại học phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và đáp ứng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của đơn vị.
2. Bồi dưỡng công chức, viên chức:
a) Lý luận chính trị theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; theo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức;
b) Kiến thức quốc phòng và an ninh theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; theo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức;
c) Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức;
d) Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý;
đ) Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ;
e) Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức hội nhập quốc tế;
g) Ngoại ngữ (theo tiêu chuẩn của ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, yêu cầu của vị trí việc làm);
h) Tin học (theo tiêu chuẩn của ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, yêu cầu của vị trí việc làm).
...
Theo đó, nội dung bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ gồm:
- Lý luận chính trị theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; theo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức;
- Kiến thức quốc phòng và an ninh theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; theo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức;
- Kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức;
- Kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý;
- Kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ;
- Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức hội nhập quốc tế;
- Ngoại ngữ;
- Tin học.
Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ?
Căn cứ theo Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1038/QĐ-BKHCN năm 2019 quy định như sau:
Chứng chỉ bồi dưỡng công chức, viên chức
Chứng chỉ bồi dưỡng công chức, viên chức, điều kiện để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng, việc sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng, xử lý vi phạm trong việc quản lý, sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng công chức, viên chức được thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP và Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 Thông tư số 01/2018/TT-BNV.
Theo đó, chứng chỉ bồi dưỡng công chức, viên chức, điều kiện để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng, việc sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng, xử lý vi phạm trong việc quản lý, sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng công chức, viên chức được thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định 101/2017/NĐ-CP và Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 Thông tư 01/2018/TT-BNV. Trong đó, Điều 26 Nghị định 101/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 89/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu cấp chứng chỉ các chương hình bồi dưỡng được giao thực hiện.
2. Viên chức có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật được sử dụng thay thế chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tương ứng.
3. Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã sử dụng trên phạm vi toàn quốc. Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về quản lý, sử dụng và mẫu chứng chỉ.
Theo đó, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và cơ sở đào tạo, nghiên cứu có thẩm quyền cấp chứng chỉ các chương hình bồi dưỡng được giao thực hiện.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?