Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền quyết định những gì trong việc phân cấp, ủy quyền quản lý công chức?
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền quyết định những gì trong việc phân cấp, ủy quyền quản lý công chức?
- Việc phân cấp, ủy quyền quản lý công chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Nội dung phân cấp, ủy quyền quản lý công chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm những gì?
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền quyết định những gì trong việc phân cấp, ủy quyền quản lý công chức?
Căn cứ theo Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4790/QĐ-BNN-TCCB năm 2014, trong việc phân cấp, ủy quyền quản lý công chức của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì Bộ trưởng có quyền quyết định những vấn đề sau:
- Ban hành tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý các đơn vị thuộc Bộ.
- Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo như: Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng; người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các Cục, Vụ thuộc Bộ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ và người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ.
- Phê duyệt chủ trương bổ nhiệm (bổ nhiệm lần đầu) đối với các chức danh lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó các đơn vị trực thuộc Tổng cục, Viện xếp hạng đặc biệt.
- Điều động, biệt phái, luân chuyển, đồng ý cho thôi việc, chuyển công tác đối với các chức danh lãnh đạo quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4790/QĐ-BNN-TCCB năm 2014.
- Giao biên chế công chức của cơ quan hành chính và biên chế công chức trong bộ máy lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc; số lượng viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ.
- Tiếp nhận, điều động công chức, viên chức giữ ngạch/hạng tương đương ngạch cao cấp.
- Bổ nhiệm ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức giữ ngạch/hạng tương đương ngạch chính sau khi có kết quả thì được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (trừ các đơn vị đã được phân cấp).
- Quyết định nâng bậc lương thường xuyên, hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), nâng bậc lương trước hạn theo quy định đối với công chức, viên chức giữ ngạch/hạng tương đương ngạch cao cấp (trừ Thứ trưởng), người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Bộ.
- Quyết định phê duyệt cho các đơn vị thực hiện các loại phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp thâm niên, phụ cấp thu hút...
- Cử Thứ trưởng, người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Bộ tham gia các ban, tổ, nhóm công tác do các cơ quan có thẩm quyền thành lập và đề nghị Bộ cử người tham gia.
- Cử Thứ trưởng, người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Bộ tham gia các khóa học trong nước (các khóa học yêu cầu Bộ cử).
- Bổ nhiệm/cử công chức, viên chức giữ chức danh Giám đốc các chương trình, dự án theo quy định.
- Cử hoặc cho phép công chức đi công tác, học tập ở nước ngoài đối với các chức danh: Thứ trưởng; người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Bộ (trừ cấp phó của người đứng đầu Viện đặc biệt/Học viện/Trường đại học, trường cán bộ quản lý/tổ chức khoa học công nghệ trực thuộc Bộ được Bộ trưởng ủy quyền cho Giám đốc Viện/Giám đốc Học viện/Hiệu trưởng/Viện trưởng quyết định); công chức, viên chức đi cùng đoàn cao cấp của Đảng và Nhà nước và một số trường hợp cần thiết theo quy định của Nhà nước về quản lý xuất nhập cảnh. Chấp thuận cho người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Bộ đi nước ngoài vì lý do cá nhân.
- Khen thưởng đối với tập thể và cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Xử lý kỷ luật đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4790/QĐ-BNN-TCCB năm 2014.
- Quyết định kéo dài thời gian công tác khi đủ tuổi nghỉ hưu để làm chuyên môn đối với người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Bộ là Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ theo quy định.
- Thông báo và quyết định nghỉ hưu, thôi việc đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Bộ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền quyết định những gì trong việc phân cấp, ủy quyền quản lý công chức?
Việc phân cấp, ủy quyền quản lý công chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4790/QĐ-BNN-TCCB năm 2014, việc phân cấp, ủy quyền quản lý công chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thực hiện theo nguyên tắc:
- Bộ quản lý toàn diện về chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ công chức thuộc Bộ.
- Hàng năm, tùy theo nhu cầu quản lý của Bộ và tình hình thực hiện của đơn vị, Bộ trưởng sẽ điều chỉnh việc phân cấp, ủy quyền nếu xét thấy cần thiết.
- Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về các nội dung công việc được phân cấp, ủy quyền.
- Phân cấp thẩm quyền đi đôi với việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và đảm bảo việc tuân thủ các quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý công chức và hiệu quả hoạt động của đơn vị.
- Người được phân cấp, ủy quyền có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi được phân cấp, ủy quyền theo đúng trình tự, thủ tục và các quy định của Đảng, Nhà nước và của Bộ về quản lý công chức và thực hiện chế độ báo cáo Bộ theo quy định.
Trường hợp người được phân cấp, ủy quyền không thực hiện đúng thẩm quyền hoặc vi phạm các quy định về quản lý công chức của Đảng, Nhà nước và của Bộ sẽ bị xem xét xử lý theo quy định hoặc Bộ sẽ thu hồi thẩm quyền đã được phân cấp, ủy quyền.
Nội dung phân cấp, ủy quyền quản lý công chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4790/QĐ-BNN-TCCB năm 2014, nội dung phân cấp, ủy quyền quản lý công chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm:
- Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm;
- Điều động, biệt phái, luân chuyển;
- Đào tạo, bồi dưỡng, cử đi học và đi công tác trong nước và nước ngoài;
- Tuyển dụng, bổ nhiệm ngạch, nâng ngạch, chuyển ngạch công chức; xếp hạng, thăng hạng, thay đổi chức danh nghề nghiệp viên chức; xếp lương, nâng bậc lương; nghỉ hưu; thôi việc và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội;
- Khen thưởng và kỷ luật.
- Các nội dung khác về quản lý công chức, viên chức chưa được quy định tại Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4790/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 được thực hiện theo các quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và của Bộ.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?