Bổ sung 2 nhóm người được tham gia BHXH tự nguyện từ 1/7/2025, đó là ai?
Bổ sung 2 nhóm người được tham gia BHXH tự nguyện từ 1/7/2025, đó là ai?
Theo quy định hiện hành, tại khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 chỉ quy định người được tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Tuy nhiên, từ 1/7/2025, theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, sẽ bổ sung 2 nhóm người mới được tham gia BHXH tự nguyện gồm:
- Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc và không phải là người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hay trợ cấp hằng tháng;
- Những người đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận về việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian này. Cụ thể gồm:
+ Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả khi thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng vẫn có nội dung thể hiện rằng làm có được trả công, trả lương, chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên phù hợp quy định pháp luật.
+ Cán bộ, công chức, viên chức.
Bổ sung 2 nhóm người được tham gia BHXH tự nguyện từ 1/7/2025, đó là ai?
Mức đóng BHXH tự nguyện theo Luật mới có gì thay đổi không?
Tại Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định như sau:
Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước từng thời kỳ, Chính phủ quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
a) Hằng tháng;
b) 03 tháng một lần;
c) 06 tháng một lần;
d) 12 tháng một lần;
đ) Một lần cho nhiều năm về sau với số tiền đóng thấp hơn số tiền đóng theo mức quy định tại khoản 1 Điều này;
e) Một lần cho thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu với số tiền đóng cao hơn số tiền đóng theo mức quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động được quy định như sau:
a) Trong tháng đối với phương thức đóng hằng tháng;
b) Trong 03 tháng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần;
c) Trong 04 tháng đầu đối với phương thức đóng 06 tháng một lần;
d) Trong 07 tháng đầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần;
đ) Tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
e) Tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 2 Điều này nhưng sớm nhất là tháng trước liền kề tháng người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
4. Chính phủ quy định chi tiết điểm đ và điểm e khoản 2 Điều này.
Theo quy định trên, tỷ lệ đóng BHXH tự nguyện theo Luật mới không đổi, vẫn giữ nguyên mức 22%. Tuy nhiên mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn được thay thế bằng mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, cụ thể mức đóng BHXH tự nguyện từ 1/7/2025 được tính như sau:
- Mức đóng = 22% mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện áp dụng cho người tham gia BHXH tự nguyện được chọn các phương thức đóng: hằng tháng, 03 tháng một lần, 06 tháng một lần, 12 tháng một lần.
+ Mức đóng < 22% mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện áp dụng cho người tham gia BHXH tự nguyện được chọn phương thức đóng một lần cho nhiều năm về sau.
+ Mức đóng > 22% mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện áp dụng cho người tham gia BHXH tự nguyện được chọn phương thức đóng một lần cho thời gian đóng BHXH còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Tham gia BHXH tự nguyện sẽ có những chế độ gì theo Luật mới?
Tại khoản 3 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định như sau:
Loại hình, các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Trợ cấp hưu trí xã hội có các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng;
b) Hỗ trợ chi phí mai táng;
c) Hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Hưu trí;
d) Tử tuất;
đ) Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp thai sản;
b) Hưu trí;
c) Tử tuất;
d) Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
4. Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.
5. Bảo hiểm hưu trí bổ sung.
Theo đó, người lao động tham gia BHXH tự nguyện từ 1/7/2025 sẽ được hưởng 4 chế độ gồm:
- Trợ cấp thai sản;
- Hưu trí;
- Tử tuất;
- Bảo hiểm tai nạn lao động.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?