Bộ Nội vụ nhất trí với phương án nghỉ Tết Nguyên đán 7 ngày đối với công chức, viên chức?

Cho tôi hỏi phương án nghỉ Tết Nguyên đán đối với công chức, viên chức là bao nhiêu ngày? Câu hỏi từ chị L.T.A (Bình Dương).

Bộ Nội vụ nhất trí với phương án nghỉ Tết Nguyên đán 7 ngày đối với công chức, viên chức?

Bộ Nội vụ vừa thống nhất phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2024 thời gian 7 ngày theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Theo đó, Bộ Nội vụ nhận được Công văn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc đề xuất ngày nghỉ Tết Âm lịch và Quốc khánh năm 2024. Sau khi nghiên cứu dự thảo văn bản gửi Thủ tướng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng, Bộ Nội vụ thống nhất phương án 1 theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Cụ thể, cán bộ, công chức, viên chức nghỉ tết Âm lịch Giáp Thìn 2024 bắt đầu từ ngày 08/02/2024 (tức 29 tháng Chạp năm Quý Mão) đến hết 14/02/2024 (tức mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn). Tổng số ngày nghỉ là 7 ngày.

Trước đó, tại dự thảo tờ trình, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất 2 phương án cho dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2024 như sau:

- Phương án 1: công chức, viên chức nghỉ từ thứ Năm, ngày 8/2/2024 đến hết thứ Tư, ngày 14/2/2024.

Với phương án này, dịp Tết Nguyên đán 2024, công chức, viên chức sẽ được nghỉ 7 ngày (bao gồm 5 ngày nghỉ Tết Âm lịch và 2 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hàng tuần theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019).

- Phương án 2: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất nghỉ 1 ngày trước Tết và 4 ngày sau Tết. Theo đó, công chức, viên chức nghỉ từ thứ Sáu, ngày 9/2/2024 đến hết thứ Năm, ngày 15/2/2024 (tức ngày 30 tháng Chạp năm Quý Mão đến hết ngày mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn).

Với phương án này, dịp Tết Nguyên đán, công chức, viên chức cũng sẽ được nghỉ 7 ngày (bao gồm 5 ngày nghỉ Tết Âm lịch và 2 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hàng tuần, theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019).

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cả hai phương án đề xuất đều có số ngày nghỉ bằng nhau nhưng bộ này đề xuất chọn phương án 1 vì đảm bảo hài hòa thời gian nghỉ trước và sau Tết.

Xem chi tiết tại: https://media.chinhphu.vn/thong-nhat-phuong-an-7-ngay-nghi-tet-nguyen-dan-2024-102230927141529078.htm

Bộ Nội vụ nhất trí với phương án nghỉ Tết Nguyên đán 7 ngày đối với công, viên chức?

Bộ Nội vụ nhất trí với phương án nghỉ Tết Nguyên đán 7 ngày đối với công chức, viên chức? (Hình từ Internet)

Công chức, viên chức có nhu cầu đi làm vào ngày Tết Nguyên đán thì sẽ được trả lương như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP như sau:

Chế độ trả lương
2. Chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động.
Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện chế độ trực 12giờ/24giờ hoặc 24giờ/24giờ được thực hiện chế độ trả lương hoặc phụ cấp đặc thù do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định.
...

Như vậy, khi công chức, viên chức làm việc thêm giờ thì chế độ trả lương sẽ thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động hiện hành.

Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, công chức, viên chức đi làm dịp Tết Nguyên đán thì được hưởng mức lương như sau:

- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.

- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.

Thời giờ làm việc của công chức, viên chức được quy định như thế nào?

Hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định thời giờ làm việc cho công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị như quy định về thời giờ làm việc đối với người lao động.

Tuy nhiên, có thể hiểu thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan Nhà nước là vào giờ hành chính. Mỗi cơ quan, đơn vị sẽ có thể quy định khác nhau về giờ hành chính và cũng chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào thống nhất về khoảng thời gian này.

Nhìn chung giờ hành chính cũng giống như thời giờ làm việc bình thường quy định trong pháp luật lao động. Căn cứ Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.

Giờ hành chính có thể được tính 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần và tùy theo mỗi cơ quan sẽ quy định chính xác thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc ngày làm việc.

Thông thường, giờ hành chính sẽ tính buổi sáng từ 8 giờ đến 12 giờ, buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ, làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hoặc từ thứ hai đến sáng thứ bảy.

Như vậy, thời giờ làm việc của công chức, viên chức sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào quy định của cơ quan, đơn vị làm việc của người đó và phù hợp với quy định pháp luật về lao động hiện hành.

Tết Âm lịch
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
File Excel tính tiền làm thêm Tết Âm lịch cho người lao động mới nhất ra sao?
Lao động tiền lương
Mùng 1 Tết 2025 là ngày mấy dương lịch? Đi làm Tết thì lương nhân mấy?
Lao động tiền lương
28 Tết 2024 là ngày mấy dương lịch? Người lao động đi làm lại sau Tết Âm lịch 2024 ngày bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Người lao động nghỉ Tết sớm có được hưởng lương những ngày nghỉ sớm hay không?
Lao động tiền lương
Ngày 23 tháng Chạp là ngày gì? Người lao động được nghỉ những ngày lễ nào trong tháng Chạp?
Lao động tiền lương
26 Tết Âm lịch là ngày bao nhiêu dương lịch? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2024 đối với người lao động như thế nào?
Lao động tiền lương
Tết Nguyên đán 2024 vào ngày nào dương lịch? Người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán 2024 mấy ngày?
Lao động tiền lương
Tết 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Tết Âm lịch 2024 người lao động được nghỉ mấy ngày?
Lao động tiền lương
Người lao động có thể xin nghỉ nhiều hơn lịch nghỉ tết của công ty không?
Lao động tiền lương
Người lao động sẽ được nhận bao nhiêu tiền khi đi trực vào dịp Tết Âm lịch?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tết Âm lịch
687 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào