Bộ đội biên phòng được nhà nước hỗ trợ các chính sách gì?

Người thân của tôi đang có ý định vào Bộ đội biên phòng, tôi muốn tìm hiểu thêm về quyền hạn cũng như chính sách hỗ trợ của nhà nước về Bộ đội biên phòng như thế nào? Câu hỏi của chị Mai (Tây Ninh).

Trong quân đội nhân dân Việt Nam, bộ đội biên phòng có vị trí như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 như sau:

Vị trí, chức năng của Bộ đội Biên phòng
1. Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.
2. Bộ đội Biên phòng có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước chính sách, pháp luật về biên phòng; thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại và chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ đội Biên phòng giữ vai trò quan trọng, đây là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.

bộ đội

Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân (Hình từ Internet)

Quyền hạn của Bộ đội biên phòng là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 như sau:

Quyền hạn của Bộ đội Biên phòng
1. Bố trí, sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật để thực thi nhiệm vụ; áp dụng hình thức, biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này
2. Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu; cấp, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ thị thực và các loại giấy tờ trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; kiểm tra, kiểm soát phương tiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xử lý phương tiện vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
3. Đấu tranh, ngăn chặn, điều tra, xử lý vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
4. Hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động ở vành đai biên giới, khu vực biên giới, qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở theo quy định tại Điều 11 của Luật này.
5. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định tại Điều 17 của Luật này.
6. Huy động người, tàu thuyền, phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự theo quy định tại Điều 18 của Luật này.
7. Trực tiếp truy đuổi, bắt giữ người, phương tiện vi phạm pháp luật từ biên giới vào nội địa; phối hợp với các lực lượng truy tìm, bắt giữ người có hành vi vi phạm pháp luật trốn chạy vào nội địa; truy đuổi, bắt giữ người, phương tiện vi phạm pháp luật trốn chạy từ trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam ra ngoài phạm vi lãnh hải Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
8. Hợp tác, phối hợp với lực lượng chức năng của nước có chung đường biên giới, các nước khác và tổ chức quốc tế trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, cửa khẩu, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, theo quy định trên thì Bộ đội Biên phòng có được 8 quyền hạn khi thực hiện nhiệm vụ.

Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang có trách nhiệm bảo vệ biên giới, giám sát và kiểm soát lưu thông tại các cửa khẩu, đảm bảo an ninh cho các khu vực đặc biệt quan trọng và các đối tượng quan trọng của quốc gia. Vì vậy, họ được trang bị các quyền hạn đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ này.

Các chính sách hỗ trợ cho Bộ đội Biên phòng được nhà nước quy định ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 106/2021/NĐ-CP như sau:

Chính sách ưu đãi và chế độ đặc thù đối với cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng
1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Bộ đội Biên phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới, hải đảo có thời gian từ 05 năm trở lên nếu có nhu cầu chuyển gia đình đến định cư ổn định cuộc sống lâu dài ở khu vực biên giới, hải đảo được chính quyền địa phương nơi chuyển đến ưu tiên giao đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai; hỗ trợ về chỗ ở, nhà ở cho gia đình, việc làm cho vợ hoặc chồng của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Bộ đội Biên phòng và được hưởng các chế độ, chính sách khác theo quy định.
2. Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng ngoài được hưởng chế độ tiền lương, phụ cấp và các chính sách khác trong Quân đội còn được hưởng phụ cấp trách nhiệm bảo vệ biên giới, hải đảo trong thời gian trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, hải đảo.
3. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Bộ đội Biên phòng đang có thời gian công tác liên tục từ đủ 05 năm trở lên ở khu vực biên giới đất liền, đảo, quần đảo, hàng tháng được hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở biên giới, hải đảo. Trường hợp chế độ phụ cấp công tác lâu năm ở biên giới, hải đảo được quy định tại nhiều văn bản thì chỉ được hưởng một mức cao nhất của chế độ, chính sách đó.
4. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Bộ đội Biên phòng khi làm cán bộ tăng cường xã biên giới nơi có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, hàng tháng được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm và chế độ bồi dưỡng sức khỏe hàng năm tăng thêm theo quy định của pháp luật.

Có thể thấy, Bộ đội Biên phòng sẽ được hưởng các chế độ chính sách theo quy định pháp luật.

Các chính sách hỗ trợ nhằm giúp các thành viên của Bộ đội Biên phòng có cơ hội phát triển sự nghiệp và nâng cao trình độ chuyên môn, đảm bảo kinh tế. Điều này giúp các thành viên của Bộ đội Biên phòng có thể đáp ứng và làm tốt các yêu cầu và nhiệm vụ trong quá trình thực hiện bảo vệ biên giới và an ninh quốc gia.

Bộ đội biên phòng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Bộ đội Biên phòng là gì? Vị trí, chức năng của Bộ đội Biên phòng là gì?
Lao động tiền lương
Bộ đội Biên phòng được quyền hạn chế hoạt động ở khu vực biên giới trong những trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Bộ đội Biên phòng có chức năng gì?
Lao động tiền lương
Bộ đội Biên phòng được quyền tạm dừng những hoạt động nào?
Lao động tiền lương
Bộ đội Biên phòng có được hoạt động ngoài biên giới không?
Lao động tiền lương
Bộ đội Biên phòng có quyền truy đuổi, bắt giữ người trong những trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Bộ đội Biên phòng hoạt động trong phạm vi nào? Có được huy động tài sản của người dân không?
Lao động tiền lương
Bộ đội biên phòng được nhà nước hỗ trợ các chính sách gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bộ đội biên phòng
1,982 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bộ đội biên phòng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ đội biên phòng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào