Biển số xe 63 tỉnh thành là bao nhiêu? Mức lương tối thiểu tháng của địa bàn nào được điều chỉnh lên nhiều nhất từ 01/7/2024 (dự kiến)?
Biển số xe 63 tỉnh thành là bao nhiêu?
Biển số xe của 63 tỉnh thành được quy định tại Phụ lục số 02 Ký hiệu biển số xe ô tô - mô tô trong nước ban hành kèm theo Thông tư 24/2023/TT-BCA.
Cụ thể, biển số xe của 63 tỉnh thành và biển số của Cục Cảnh sát giao thông được quy định như sau:
STT | Tên địa phương | Ký hiệu |
1 | Cao Bằng | 11 |
2 | Lạng Sơn | 12 |
3 | Quảng Ninh | 14 |
4 | Hải Phòng | 15-16 |
5 | Thái Bình | 17 |
6 | Nam Định | 18 |
7 | Phú Thọ | 19 |
8 | Thái Nguyên | 20 |
9 | Yên Bái | 21 |
10 | Tuyên Quang | 22 |
11 | Hà Giang | 23 |
12 | Lào Cai | 24 |
13 | Lai Châu | 25 |
14 | Sơn La | 26 |
15 | Điện Biên | 27 |
16 | Hoà Bình | 28 |
17 | Hà Nội | Từ 29 đến 33 và 40 |
18 | Hải Dương | 34 |
19 | Ninh Bình | 35 |
20 | Thanh Hoá | 36 |
21 | Nghệ An | 37 |
22 | Hà Tĩnh | 38 |
23 | Đà Nẵng | 43 |
24 | Đắk Lắk | 47 |
25 | Đắk Nông | 48 |
26 | Lâm Đồng | 49 |
27 | TP. Hồ Chí Minh | 41; từ 50 đến 59 |
28 | Đồng Nai | 39; 60 |
29 | Bình Dương | 61 |
30 | Long An | 62 |
31 | Tiền Giang | 63 |
32 | Vĩnh Long | 64 |
33 | Cần Thơ | 65 |
34 | Đồng Tháp | 66 |
35 | An Giang | 67 |
36 | Kiên Giang | 68 |
37 | Cà Mau | 69 |
38 | Tây Ninh | 70 |
39 | Bến Tre | 71 |
40 | Bà Rịa - Vũng Tàu | 72 |
41 | Quảng Bình | 73 |
42 | Quảng Trị | 74 |
43 | Thừa Thiên Huế | 75 |
44 | Quảng Ngãi | 76 |
45 | Bình Định | 77 |
46 | Phú Yên | 78 |
47 | Khánh Hoà | 79 |
48 | Cục Cảnh sát giao thông | 80 |
49 | Gia Lai | 81 |
50 | Kon Tum | 82 |
51 | Sóc Trăng | 83 |
52 | Trà Vinh | 84 |
53 | Ninh Thuận | 85 |
54 | Bình Thuận | 86 |
55 | Vĩnh Phúc | 88 |
56 | Hưng Yên | 89 |
57 | Hà Nam | 90 |
58 | Quảng Nam | 92 |
59 | Bình Phước | 93 |
60 | Bạc Liêu | 94 |
61 | Hậu Giang | 95 |
62 | Bắc Kạn | 97 |
63 | Bắc Giang | 98 |
64 | Bắc Ninh | 99 |
Biển số xe 63 tỉnh thành là bao nhiêu? Mức lương tối thiểu tháng của địa bàn nào được điều chỉnh lên nhiều nhất từ 01/7/2024 (dự kiến)? (Hình từ Internet)
Mức lương tối thiểu tháng của địa bàn nào được điều chỉnh lên nhiều nhất từ 01/7/2024 (dự kiến)?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu tháng của các vùng hiện nay như sau:
- Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng;
- Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng;
- Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng;
- Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng.
Ngày 22/3/2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã công bố dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo dự thảo, mức lương tối thiểu tháng của các vùng đã tăng lên so với mức lương tối thiểu hiện tại. Mức tăng này dự kiến được áp dụng từ 01/7/2024.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, mức lương tối thiểu tháng theo dự kiến được quy định như sau:
- Đối với vùng I: 4.960.000 đồng/tháng;
- Đối với vùng II: 4.410.000 đồng/tháng;
- Đối với vùng III: 3.860.000 đồng/tháng;
- Đối với vùng IV: 3.450.000 đồng/tháng.
Xem Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động: TẢI VỀ
Theo đó, mức lương tối thiểu tháng của các vùng từ 01/7/2024 dự kiến tăng lên 280.000 đồng/tháng đối với vùng I; 250.000 đồng/tháng đối với vùng II; 220.000 đồng/tháng đối với vùng III và 200.000 đồng/tháng đối với vùng IV.
Căn cứ theo Phụ lục Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu từ ngày 01 tháng 07 năm 2024 ban hành kèm theo Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và Phụ lục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu từ ngày 01 tháng 7 năm 2022 ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì:
- Có 04 địa bàn được điều chỉnh từ vùng II lên vùng I gồm: thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều, thành phố Uông Bí, thành phố Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh. Người lao động làm việc tại những địa bàn này sẽ nhận được mức lương từ 4.160.000 đồng/tháng (lương tối thiểu vùng II hiện nay) lên mức 4.960.000 đồng/tháng (lương tối thiểu vùng I theo Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động), tức tăng 800.000 đồng/tháng so với hiện tại.
- Có 07 địa bàn được điều chỉnh từ vùng III lên vùng II gồm: thành phố Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình; thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, thị xã Bỉm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa; thị xã Ninh Hòa thuộc tỉnh Khánh Hòa; thành phố Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng. Người lao động làm việc tại những địa bàn này sẽ nhận được mức lương từ 3.640.000 đồng/tháng (lương tối thiểu vùng III hiện nay) lên mức 4.410.000 đồng/tháng (lương tối thiểu vùng II theo Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động), tức tăng 770.000 đồng/tháng so với hiện tại.
- Có 13 địa bàn được điều chỉnh từ vùng IV lên vùng III gồm: huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải thuộc tỉnh Thái Bình; các huyện Triệu Sơn, Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Hà Trung, Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hóa, Nông Cống thuộc tỉnh Thanh Hóa và huyện Ninh Phước thuộc tỉnh Ninh Thuận. Người lao động làm việc tại những địa bàn này sẽ nhận được mức lương từ 3.250.000 đồng/tháng (lương tối thiểu vùng IV hiện nay) lên mức 3.640.000 đồng/tháng (lương tối thiểu vùng III theo Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động), tức tăng 610.000 đồng/tháng so với hiện tại.
Như vậy, nếu Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được thông qua thì người lao động ở 04 địa bàn được điều chỉnh từ vùng II lên vùng I gồm: thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều, thành phố Uông Bí, thành phố Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh được tăng lương tối thiểu tháng nhiều nhất với mức tăng 800.000 đồng/tháng so với hiện tại.
Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên những yếu tố nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Theo đó, mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên các yếu tố sau:
- Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ;
- Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường;
- Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế;
- Quan hệ cung, cầu lao động;
- Việc làm và thất nghiệp;
- Năng suất lao động;
- Khả năng chi trả của doanh nghiệp.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?