Biên đạo để được tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân phải đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Biên đạo để được tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân phải đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Căn cứ tại Điều 66 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 quy định:
Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”
1. Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” để tặng cho cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật gồm:
a) Diễn viên, đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật, chỉ huy dàn nhạc, biên đạo, quay phim, nhạc sĩ, họa sĩ, phát thanh viên;
b) Người sáng tạo tác phẩm văn hóa nghệ thuật không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này do Chính phủ quy định.
2. Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đã được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” và đạt các tiêu chuẩn sau đây:
a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng nghệ thuật xuất sắc, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, được đồng nghiệp và Nhân dân mến mộ;
c) Có thời gian hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật từ 20 năm trở lên hoặc từ 15 năm trở lên đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa;
d) Sau khi được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”, tiếp tục được tặng giải thưởng của các cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật trong nước hoặc ngoài nước hoặc có tác phẩm xuất sắc có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật được công chúng yêu thích, đón nhận.
3. Danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đạt các tiêu chuẩn sau đây:
a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng nghệ thuật, có tinh thần phục vụ Nhân dân, được đồng nghiệp và Nhân dân mến mộ;
...
Theo đó, danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân được tặng cho biên đạo khi đáp ứng tiêu chuẩn sau:
- Đã được tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú;
- Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng nghệ thuật xuất sắc, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, được đồng nghiệp và Nhân dân mến mộ;
- Có thời gian hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật từ 20 năm trở lên hoặc từ 15 năm trở lên đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa;
- Sau khi được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”, tiếp tục được tặng giải thưởng của các cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật trong nước hoặc ngoài nước hoặc có tác phẩm xuất sắc có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật được công chúng yêu thích, đón nhận.
Biên đạo để được tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân phải đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Mẫu huy hiệu Nghệ sĩ nhân dân được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 99 Nghị định 98/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng quy định:
Mẫu huy hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”
1. Cuống huy hiệu: Chất liệu bằng đồng đỏ mạ vàng hợp kim Ni-Co, kích thước 28 mm x 15 mm; sơn màu đỏ cờ đối với huy hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, màu vàng đối với huy hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”, viền ngoài màu vàng.
2. Thân huy hiệu: Hình sao tám cánh cách điệu, đường kính bằng 35 mm, ở giữa là hình mặt nạ và hoa sen cách điệu, phía trên có dòng chữ “Nghệ sĩ nhân dân” hoặc “Nghệ sĩ ưu tú” màu đỏ, phía dưới là dải lụa đỏ mang dòng chữ “Việt Nam” màu vàng; chất liệu bằng đồng đỏ mạ vàng hợp kim Ni-Co.
Theo đó, mẫu huy hiệu Nghệ sĩ nhân dân được quy định như sau:
- Cuống huy hiệu: Chất liệu bằng đồng đỏ mạ vàng hợp kim Ni-Co, kích thước 28 mm x 15 mm; sơn màu đỏ cờ đối với huy hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, viền ngoài màu vàng.
- Thân huy hiệu: Hình sao tám cánh cách điệu, đường kính bằng 35 mm, ở giữa là hình mặt nạ và hoa sen cách điệu, phía trên có dòng chữ “Nghệ sĩ nhân dân” màu đỏ, phía dưới là dải lụa đỏ mang dòng chữ “Việt Nam” màu vàng; chất liệu bằng đồng đỏ mạ vàng hợp kim Ni-Co.
Mục tiêu của việc khen thưởng là gì?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 quy định:
Mục tiêu của thi đua, khen thưởng
1. Mục tiêu của thi đua là nhằm động viên, thu hút, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể, hộ gia đình phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, đổi mới, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Mục tiêu của khen thưởng là nhằm khuyến khích, động viên cá nhân, tập thể, hộ gia đình hăng hái thi đua; ghi nhận công lao, thành tích của cá nhân, tập thể, hộ gia đình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo đó, mục tiêu của khen thưởng là nhằm khuyến khích, động viên cá nhân, tập thể, hộ gia đình hăng hái thi đua; ghi nhận công lao, thành tích của cá nhân, tập thể, hộ gia đình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Từ 1/7/2025, chính sách tăng lương hưu mới có hiệu lực sẽ thực hiện tăng lương hưu cho CBCCVC và người lao động có đúng không?
- Tăng lương hưu lần 3 cho đối tượng nào theo Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định?
- Chính thức kết luận của Phó Thủ tướng: Mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến chỉ số CPI như thế nào tại Thông báo 511?
- Thống nhất mức tăng lương mới cho CBCCVC và LLVT khi bỏ lương cơ sở là bao nhiêu?
- Chính sách tăng lương chính thức cho 02 đối tượng CBCCVC và 07 đối tượng LLVT khi thực hiện cải cách tiền lương, cụ thể như thế nào?