Bị tước quân tịch công an nhân dân thì điều kiện hưởng lương hưu áp dụng theo luật nào? Có được hưởng chính sách hỗ trợ việc làm hay không?
Bị tước quân tịch công an nhân dân thì điều kiện hưởng lương hưu theo luật nào?
Theo Điều 15 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (được bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH) quy định
Điều kiện hưởng lương hưu
...
5. Người lao động quy định tại điểm đ, e khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội bị tước quân tịch hoặc tước danh hiệu công an nhân dân thì điều kiện hưởng lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 54 và khoản 1 Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội được sửa đổi, bổ sung tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động năm 2019 và hướng dẫn tại Thông tư này.
Dẫn chiếu điểm đ, e khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
...
Theo đó bị tước quân tịch công an nhân dân thì điều kiện hưởng lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) và khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) và hướng dẫn tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Bị tước quân tịch công an nhân dân thì điều kiện hưởng lương hưu áp dụng theo luật nào? Có được hưởng chính sách hỗ trợ việc làm hay không? (Hình từ Internet)
Bị tước quân tịch công an nhân dân thì có được hưởng chính sách hỗ trợ việc làm hay không?
Theo Điều 1 Quyết định 89/2005/QĐ-TTg về chính sách việc làm đối với quân nhân, công an nhân dân thôi phục vụ tại ngũ quy định:
Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
1. Quyết định này quy định chi tiết việc thực hiện một số chế độ, chính sách và các bước giải quyết việc làm cho quân nhân, công an nhân dân đã hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định của pháp luật, có đủ sức khoẻ, có nhu cầu học nghề và giải quyết việc làm, gồm:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân;
b) Hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân.
2. Quyết định này không áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
a) Quân nhân, công an nhân dân không hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ;
b) Quân nhân, công an nhân dân đã thôi phục vụ tại ngũ từ đủ 12 tháng trở lên (kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định cho xuất ngũ);
c) Những người bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thi hành kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân, tước danh hiệu công an nhân dân.
Theo đó bị tước quân tịch công an nhân dân thì sẽ không thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ việc làm cho công an nhân dân thôi phục vụ tại ngũ.
Tước quân tịch có mất quyền công dân không?
Theo Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định:
Điều 14.
1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Theo đó khi bị tước quân tịch thì không bị mất quyền công dân. Quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?