Bị Sởi rồi có bị lại không? Bảo hiểm y tế có chi trả chi phí khám chữa bệnh Sởi cho NLĐ không?
Bị Sởi rồi có bị lại không?
Dịch Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus Sởi. Bệnh có các biểu hiện như sốt cao, đau nhức cơ thể, ho khan, chảy nước mũi, phát ban,... Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp khi tiếp xúc gần với bệnh nhân, khi bệnh nhân ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với dịch tiết mũi họng của bệnh nhân.
Vậy bị Sởi rồi có bị lại không? _ Phần lớn mọi người chỉ mắc bệnh Sởi một lần trong đời. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng bị Sởi rồi thì chắc chắn sẽ không bị lại. Miễn dịch cơ thể đối với virus Sởi có thể suy giảm sau 20 năm. Người đã từng mắc Sởi từ hồi bé vẫn có khả năng mắc lại khi miễn dịch của cơ thể đối với virus Sởi suy yếu.
Đồng thời, vì trước đây chưa có vắc xin phòng bệnh Sởi, nên hầu hết trẻ em đều bị mắc Sởi, do đó khi lớn lên không bị bệnh nữa. Còn hiện nay do việc tiêm phòng chưa tốt, có những trẻ do không được tiêm phòng, hoặc tiêm không đủ liều, do đó không có miễn dịch nên khi lớn lên có thể bị bệnh Sởi.
Thông tin bị Sởi rồi có bị lại không chỉ mang tính chất tham khảo.
Bị Sởi rồi có bị lại không? Bảo hiểm y tế có chi trả chi phí khám chữa bệnh Sởi cho NLĐ không?
Bảo hiểm y tế có chi trả chi phí khám chữa bệnh Sởi cho người lao động không?
Tại Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có quy định như sau:
Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
...
Như vậy, nếu người lao động có tham gia bảo hiểm y tế thì sẽ được Bảo hiểm y tế có chi trả chi phí khám chữa bệnh Sởi trong phạm vi được hưởng
Công ty không đóng bảo hiểm y tế thì có phải trả chi phí khám chữa bệnh cho người lao động hay không?
Tại Điều 49 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có quy định như sau:
Xử lý vi phạm
...
3. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý như sau:
a) Phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của quỹ bảo hiểm y tế;
b) Phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế.
Như vậy, theo quy định trên, nếu công ty không đóng hoặc đóng không đầy đủ bảo hiểm y tế cho người lao động thì phải trả chi phí cho họ khi đi khám chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi.
- Chính thức lộ trình cải cách tiền lương từ 2025: Bộ Nội vụ thực hiện cải cách tiền lương của các đối tượng CBCCVC và LLVT bằng cách thực hiện việc nhiệm vụ nào?
- Kế hoạch thực hiện cải cách tiền lương của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước về nguồn lực tại Kế hoạch 189 ra sao?
- Tăng lương hưu cho CBCCVC khi có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu vào thời điểm nào?
- Đợt tăng lương hưu mới sau đợt tăng lần 1, lần 2 thống nhất không áp dụng cho CBCCVC và LLVT hưởng mức tăng lương cơ sở 30% phải không?
- Thời gian mức lương cơ sở 2.34 áp dụng còn lại bao lâu đối với đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?