Bệnh bạch hầu là gì? Có nguy hiểm không? Cần làm gì để phòng bệnh bạch hầu cho người lao động?

Bệnh bạch hầu là bệnh gì? Bệnh bạch hầu có nguy hiểm hay không? Người lao động cần làm gì để phòng bệnh bạch hầu?

Bệnh bạch hầu là gì? Có nguy hiểm không?

Căn cứ Mục 1 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 2957/QĐ-BYT năm 2020 có hướng dẫn như sau:

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng - nhiễm độc, lây theo đường hô hấp và có khả năng gây dịch, do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae (còn gọi là trực khuẩn Klebs-Leoffler) gây nên.

Bệnh thường găp ở trẻ em dưới 15 tuổi và ở đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh bạch hầu do chưa được tiêm vắc-xin đầy đủ. Vi khuẩn thường khu trú và làm thương tổn đường hô hấp trên (mũi, họng, thanh quản) tạo giả mạc dai dính, khó bóc tách và sinh ra ngoại độc tố gây nhiễm độc toàn thân (tim, thận, thần kinh), nguy cơ tử vong cao do tắc đường thở và viêm cơ tim.

Bệnh có thuốc điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh và kháng độc tố bạch hầu (SAD) và có thể dự phòng bệnh bằng vắc-xin.

Hay gặp nhất là bạch hầu họng (70%), bạch hầu thanh quản (20-30%), bạch hầu mũi (4%), bạch hầu mắt (3-8%), bạch hầu da...

Bệnh bạch hầu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, gọi là bạch hầu ác tính, nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng thường gặp nhất là biến chứng tim (thường là viêm cơ tim và rối loạn dẫn truyền trong tim) và thần kinh (gây liệt). Ngoài ra có thể gặp biến chứng trên thận, gan,...

Bệnh bạch hầu là gì? Có nguy hiểm không? Cần làm gì để phòng bệnh bạch hầu cho người lao động?

Bệnh bạch hầu là gì? Có nguy hiểm không? Cần làm gì để phòng bệnh bạch hầu cho người lao động? (Hình từ Internet)

Cần làm gì để phòng bệnh bạch hầu cho người lao động?

Căn cứ Mục 7 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 2957/QĐ-BYT năm 2020 có hướng dẫn về cách phòng bệnh bạch hầu như sau:

- Tất cả người bệnh nghi bạch hầu phải được vào viện để cách ly cho đến khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn hai lần âm tính. Mỗi mẫu bệnh phẩm được lấy cách nhau 24 giờ và không quá 24 giờ sau khi điều trị kháng sinh. Nếu không có điều kiện làm xét nghiệm thì phải cách ly bệnh nhân sau 14 ngày điều trị kháng sinh.

- Rửa tay đúng quy cách bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

- Nhà ở của người bệnh, dụng cụ trong phòng, đồ dùng, quần áo của người bệnh phải tẩy uế và sát khuẩn.

- Phòng bệnh bằng vắc-xin bạch hầu: trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, dùng vắc-xin đa giá: bạch hầu - ho gà - uốn ván cho trẻ. Bắt đầu tiêm từ 2-3 tháng tuổi, tiêm 2 lần, mỗi lần 1ml cách nhau 1 tháng. Một năm sau nhắc lại mỗi một năm 1 lần cho đến 5 tuổi.

- Với người tiếp xúc: Xét nghiệm vi khuẩn và theo dõi trong vòng 7 ngày.

+ Tiêm 1 liều đơn benzathine penicillin (trẻ ≤ 5 tuổi 600.000 đơn vị; trẻ > 5 tuổi 1.200.000 đơn vị).

+ Hoặc uống Erythromycin (trẻ em 40mg/kg/ngày, 10mg/lần cách 6 giờ) trong 7 ngày. Người lớn 1g/ngày, 250mg/lần mỗi 6 giờ.

+ Hoặc Azithromycin: trẻ em 10-12mg/kg 1 lần/ngày, tối đa 500mg/ngày. Điều trị trong 7 ngày. Người lớn: 500mg/ngày, trong 7 ngày.

Thực hiện quản lý sức khỏe người lao động từ thời điểm nào?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định như sau:

Yêu cầu đối với việc quản lý sức khỏe người lao động
1. Việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải được thực hiện từ thời điểm người lao động được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc tại cơ sở lao động.
2. Việc bố trí, sắp xếp vị trí việc làm phải phù hợp với tình hình sức khỏe của người lao động đồng thời đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Không bố trí người bị bệnh nghề nghiệp vào làm việc tại các vị trí lao động có tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó khi chưa kiểm soát hoặc giảm thiểu được việc tiếp xúc với các yếu tố có hại này;
b) Hạn chế bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc. Trường hợp phải bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc thì người sử dụng lao động phải giải thích đầy đủ các yếu tố có hại đối với sức khỏe của người lao động và chỉ được bố trí làm việc sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của người lao động.

Theo đó, việc quản lý sức khỏe người lao động phải được thực hiện từ thời điểm người lao động được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc tại cơ sở lao động.

Xây dựng nội dung quản lý sức khỏe người lao động khi nào?

Căn cứ Điều 1 Thông tư 19/2016/TT-BYT có quy định như sau:

Nội dung quản lý vệ sinh lao động
...
2. Hằng năm, cơ sở lao động sản xuất kinh doanh phải xây dựng nội dung quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động trong kế hoạch an toàn vệ sinh lao động đối với cơ sở.

Theo đó, hằng năm, cơ sở lao động sản xuất kinh doanh phải xây dựng nội dung quản lý sức khỏe người lao động trong kế hoạch an toàn vệ sinh lao động đối với cơ sở.

Bệnh bạch hầu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Ngăn chặn bệnh bạch hầu Thủ tướng Chính phủ đưa ra yêu cầu ra sao? Doanh nghiệp có phải khám sức khỏe định kỳ cho người lao động không?
Lao động tiền lương
Nguyên nhân gây ra bệnh bạch hầu là gì? Khi nào người lao động được công ty khám sức khỏe định kỳ?
Lao động tiền lương
Dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu là gì? Người lao động hưởng chế độ ốm đau có được công ty trả lương không?
Lao động tiền lương
Bệnh bạch hầu là gì? Có nguy hiểm không? Cần làm gì để phòng bệnh bạch hầu cho người lao động?
Lao động tiền lương
Bảo hiểm y tế có chi trả 100% chi phí khám, chữa bệnh bạch hầu không?
Lao động tiền lương
Bệnh bạch hầu lây nhiễm qua đường nào? Người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi bị bạch hầu không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bệnh bạch hầu
407 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh bạch hầu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh bạch hầu

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào