Bầu cử bằng hình thức bỏ phiếu kín tại đại hội công đoàn trong trường hợp nào?
Bầu cử bằng hình thức bỏ phiếu kín tại đại hội công đoàn trong trường hợp nào?
Căn cứ tiểu mục 8.4 Mục 8 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định như sau:
8. Nguyên tắc, hình thức bầu cử tại đại hội, hội nghị công đoàn theo Điều 10
...
8.4. Các hình thức bầu cử của công đoàn
a. Bầu cử bằng hình thức bỏ phiếu kín trong các trường hợp sau:
- Bầu cử ban chấp hành và các chức danh của ban chấp hành công đoàn các cấp (bao gồm cả công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận):
+ Bầu ban chấp hành tại đại hội công đoàn các cấp; bầu bổ sung ủy viên ban chấp hành tại hội nghị ban chấp hành công đoàn các cấp.
+ Bầu ủy viên ban thường vụ tại hội nghị ban chấp hành công đoàn các cấp.
+ Bầu chức danh chủ tịch, phó chủ tịch.
- Bầu cử ủy ban kiểm tra và các chức danh của Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp bao gồm:
+ Bầu ủy ban kiểm tra, bổ sung ủy viên ủy ban kiểm tra, chức danh chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tại hội nghị ban chấp hành công đoàn các cấp.
+ Bầu chức danh phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tại hội nghị ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp.
- Bầu tổ trưởng, tổ phó công đoàn tại tổ công đoàn và các chức danh cán bộ công đoàn khác.
- Bầu đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên, bao gồm đại biểu chính thức và đại biểu dự khuyết.
- Lấy phiếu giới thiệu các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử theo quy định của cấp có thẩm quyền.
...
Theo đó, bầu cử tại đại hội công đoàn bằng hình thức bỏ phiếu kín trong trường hợp:
- Bầu cử ban chấp hành và các chức danh của ban chấp hành công đoàn các cấp (bao gồm cả công đoàn cơ sở thành viên và công đoàn bộ phận):
+ Bầu ban chấp hành tại đại hội công đoàn các cấp; bầu bổ sung ủy viên ban chấp hành tại hội nghị ban chấp hành công đoàn các cấp.
+ Bầu ủy viên ban thường vụ tại hội nghị ban chấp hành công đoàn các cấp.
+ Bầu chức danh chủ tịch, phó chủ tịch.
- Bầu cử ủy ban kiểm tra và các chức danh của Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp bao gồm:
+ Bầu ủy ban kiểm tra, bổ sung ủy viên ủy ban kiểm tra và chức danh chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tại hội nghị ban chấp hành công đoàn các cấp.
+ Bầu chức danh phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tại hội nghị ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp.
- Bầu tổ trưởng, tổ phó công đoàn tại tổ công đoàn và các chức danh cán bộ công đoàn khác.
- Bầu đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên, bao gồm đại biểu chính thức và đại biểu dự khuyết.
- Lấy phiếu giới thiệu các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Bầu cử bằng hình thức bỏ phiếu kín tại đại hội công đoàn trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Khi nào được xem là phiếu bầu hợp lệ?
Căn cứ tiểu mục 8.6 Mục 8 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định như sau:
8. Nguyên tắc, hình thức bầu cử tại đại hội, hội nghị công đoàn theo Điều 10
...
8.6. Thể lệ bầu cử
a. Thể thức của phiếu bầu cử
- Phiếu in sẵn danh sách bầu cử phải đầy đủ họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác của người có tên trong danh sách bầu cử, xếp theo thứ tự bảng chữ cái Tiếng Việt đối với toàn bộ danh sách bầu cử hoặc theo khối công tác (các khối công tác xếp theo thứ tự bảng chữ cái Tiếng Việt).
- Phiếu bầu cử phải được đóng dấu của ban chấp hành công đoàn cấp triệu tập ở góc trái phía trên. Phiếu bầu cử của công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn, được sử dụng con dấu của công đoàn cơ sở.
- Trường hợp công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn ở xa, không thể đóng dấu của ban chấp hành công đoàn cơ sở thì phải có chữ ký của trưởng ban bầu cử ở góc trái, phía trên phiếu bầu.
- Phiếu bầu cử tại đại hội thành lập công đoàn cơ sở phải có chữ ký của trưởng ban vận động ở góc trái, phía trên phiếu bầu.
b. Phiếu bầu hợp lệ
- Là phiếu bầu do ban bầu cử phát ra theo thể thức nêu tại điểm a, Mục 8.6.
- Phiếu bầu đủ hoặc thiếu số lượng ủy viên ban chấp hành đã được đại hội, hội nghị biểu quyết thông qua.
...
Theo đó, phiếu bầu hợp lệ tại đại hội công đoàn phải đáp ứng điều kiện sau:
- Là phiếu bầu do ban bầu cử phát ra theo thể thức:
+ Phiếu in sẵn danh sách bầu cử phải đầy đủ họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác của người có tên trong danh sách bầu cử, xếp theo thứ tự bảng chữ cái Tiếng Việt đối với toàn bộ danh sách bầu cử hoặc theo khối công tác (các khối công tác xếp theo thứ tự bảng chữ cái Tiếng Việt).
+ Phiếu bầu cử phải được đóng dấu của ban chấp hành công đoàn cấp triệu tập ở góc trái phía trên. Phiếu bầu cử của công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn, được sử dụng con dấu của công đoàn cơ sở.
+ Nếu công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn ở xa, không thể đóng dấu của ban chấp hành công đoàn cơ sở thì phải có chữ ký của trưởng ban bầu cử ở góc trái, phía trên phiếu bầu.
+ Phiếu bầu cử tại đại hội thành lập công đoàn cơ sở phải có chữ ký của trưởng ban vận động ở góc trái, phía trên phiếu bầu.
- Phiếu bầu đủ hoặc thiếu số lượng ủy viên ban chấp hành đã được đại hội, hội nghị biểu quyết thông qua.
Bao nhiêu phiếu bầu thì trở thành người trúng cử tại đại hội công đoàn?
Căn cứ Điều 10 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định như sau:
Nguyên tắc, hình thức bầu cử tại đại hội, hội nghị công đoàn
1. Đại hội, hội nghị công đoàn các cấp hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba (2/3) tổng số thành viên được triệu tập tham dự.
2. Hình thức bầu cử gồm:
a. Bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp: Bầu ban chấp hành và các chức danh của ban chấp hành công đoàn các cấp; bầu ủy ban kiểm tra và các chức danh của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp; bầu cử tổ trưởng, tổ phó công đoàn và các chức danh cán bộ công đoàn khác; bầu đại biểu dự đại hội công đoàn cấp trên; lấy phiếu giới thiệu các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử...
b. Biểu quyết giơ tay thực hiện trong các trường hợp: Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban bầu cử...); thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
3. Người trúng cử phải có số phiếu bầu đạt tỷ lệ quá một phần hai (1/2) so với tổng số phiếu thu về và theo nguyên tắc lấy từ cao xuống thấp.
4. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết Điều này.
Theo đó, người trúng cử tại đại hội công đoàn các cấp phải có số phiếu bầu đạt tỷ lệ quá 1/2 so với tổng số phiếu thu về và theo nguyên tắc lấy từ cao xuống thấp.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?
- Chính thức lộ trình cải cách tiền lương từ 2025: Bộ Nội vụ thực hiện cải cách tiền lương của các đối tượng CBCCVC và LLVT bằng cách thực hiện việc nhiệm vụ nào?
- Kế hoạch thực hiện cải cách tiền lương của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước về nguồn lực tại Kế hoạch 189 ra sao?
- Tăng lương hưu cho CBCCVC khi có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu vào thời điểm nào?