Bắt nạt trên mạng là gì, cách phòng chống bắt nạt trên mạng thế nào? Chọn lực lượng bảo vệ an ninh mạng thế nào?

Bắt nạt trên mạng là gì, hướng dẫn cách phòng chống bắt nạt trên mạng như thế nào? Điều kiện tuyển chọn lực lượng bảo vệ an ninh mạng ra sao?

Bắt nạt trên mạng là gì, cách phòng chống bắt nạt trên mạng thế nào?

Theo Điều 2 Thông tư 02/2025/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ 11/03/2025) quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. An sinh số là trạng thái cân bằng giữa việc sử dụng công nghệ số và sức khỏe tinh thần, thể chất của người dùng trong việc sử dụng phương tiện kỹ thuật số.
2. Bắt nạt trên mạng là những hành vi có chủ đích xấu được tiến hành bởi một người hoặc một nhóm người lên một cá nhân bằng cách đe dọa, xâm hại, làm nhục, làm ảnh hưởng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm hoặc tra tấn tinh thần thông qua tin nhắn, mạng Internet, các trang mạng xã hội và qua các thiết bị điện tử.
3. Danh tính số là tổng hợp thông tin về một người tồn tại ở dạng kỹ thuật số để định danh và phân biệt với những người khác, có thể bao gồm các thông tin như giới tính, tính cách, sở thích, tín ngưỡng, quan điểm chính trị, họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ nhà, địa chỉ thư điện tử và các thông tin cá nhân khác.
4. Danh tiếng trực tuyến là sự đánh giá hoặc nhận thức của xã hội về giá trị, uy tín, hoặc hình ảnh của một cá nhân, tổ chức hay thương hiệu trên môi trường trực tuyến.
...

Theo đó bắt nạt trên mạng là những hành vi có chủ đích xấu được tiến hành bởi một người hoặc một nhóm người lên một cá nhân bằng cách đe dọa, xâm hại, làm nhục, làm ảnh hưởng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm hoặc tra tấn tinh thần thông qua tin nhắn, mạng Internet, các trang mạng xã hội và qua các thiết bị điện tử.

Cách phòng chống bắt nạt trên mạng:

- Giáo dục bản thân và người khác: Hiểu rõ về bắt nạt trên mạng và những tác động của nó. Tăng cường nhận thức cho mọi người xung quanh về nguy hiểm và cách đối phó.

- Bảo vệ quyền riêng tư: Đảm bảo thông tin cá nhân của bạn trên mạng xã hội không bị lộ ra cho những người không quen biết.

- Thiết lập cài đặt bảo mật: Sử dụng các cài đặt quyền riêng tư trên tài khoản mạng xã hội để kiểm soát ai có thể xem nội dung của bạn.

- Không phản ứng lại kẻ bắt nạt: Nếu bạn trở thành nạn nhân của bắt nạt trên mạng, hãy tránh phản hồi lại những tin nhắn hoặc bình luận tiêu cực, vì điều này có thể làm tình hình tồi tệ hơn.

- Lưu giữ chứng cứ: Lưu lại ảnh chụp màn hình hoặc ghi lại tin nhắn bắt nạt như một bằng chứng nếu cần báo cáo.

- Báo cáo cho cơ quan chức năng: Nếu tình trạng bắt nạt tiếp tục, hãy báo cáo cho cơ quan chức năng, trường học hoặc nền tảng mạng xã hội liên quan.

- Xây dựng hỗ trợ tinh thần: Chia sẻ vấn đề với gia đình và bạn bè đáng tin cậy để nhận được sự hỗ trợ tinh thần.

- Giảm thời gian trực tuyến: Giảm thiểu thời gian sử dụng mạng xã hội nếu nó trở thành nguồn áp lực và phiền toái.

Bằng cách thực hiện các bước này, chúng ta có thể giúp giảm thiểu tình trạng bắt nạt trên mạng và bảo vệ bản thân cũng như người khác.

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Bắt nạt trên mạng là gì, cách phòng chống bắt nạt trên mạng thế nào?

Bắt nạt trên mạng là gì, cách phòng chống bắt nạt trên mạng thế nào? (Hình từ Internet)

Điều kiện tuyển chọn lực lượng bảo vệ an ninh mạng ra sao?

Theo Điều 32 Luật An ninh mạng 2018 quy định:

Tuyển chọn, đào tạo, phát triển lực lượng bảo vệ an ninh mạng
1. Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, sức khỏe, trình độ, kiến thức về an ninh mạng, an toàn thông tin mạng, công nghệ thông tin, có nguyện vọng thì có thể được tuyển chọn vào lực lượng bảo vệ an ninh mạng.
2. Ưu tiên đào tạo, phát triển lực lượng bảo vệ an ninh mạng có chất lượng cao.
3. Ưu tiên phát triển cơ sở đào tạo an ninh mạng đạt tiêu chuẩn quốc tế; khuyến khích liên kết, tạo cơ hội hợp tác về an ninh mạng giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, trong nước và ngoài nước.

Theo đó điều kiện tuyển chọn như sau: công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, sức khỏe, trình độ, kiến thức về an ninh mạng, an toàn thông tin mạng, công nghệ thông tin, có nguyện vọng thì có thể được tuyển chọn vào lực lượng bảo vệ an ninh mạng.

Trách nhiệm phòng ngừa tình huống nguy hiểm về an ninh mạng đối với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thế nào?

Theo Điều 21 Luật An ninh mạng 2018 quy định:

Phòng ngừa, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng
1. Tình huống nguy hiểm về an ninh mạng bao gồm:
a) Xuất hiện thông tin kích động trên không gian mạng có nguy cơ xảy ra bạo loạn, phá rối an ninh, khủng bố;
b) Tấn công vào hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia;
c) Tấn công nhiều hệ thống thông tin trên quy mô lớn, cường độ cao;
d) Tấn công mạng nhằm phá hủy công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia;
đ) Tấn công mạng xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia; gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Trách nhiệm phòng ngừa tình huống nguy hiểm về an ninh mạng được quy định như sau:
a) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng phối hợp với chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia triển khai các giải pháp kỹ thuật, nghiệp vụ để phòng ngừa, phát hiện, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng;
b) Doanh nghiệp viễn thông, Internet, công nghệ thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng.
3. Biện pháp xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng bao gồm:
a) Triển khai ngay phương án phòng ngừa, ứng phó khẩn cấp về an ninh mạng, ngăn chặn, loại trừ hoặc giảm nhẹ thiệt hại do tình huống nguy hiểm về an ninh mạng gây ra;
b) Thông báo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
c) Thu thập thông tin liên quan; theo dõi, giám sát liên tục đối với tình huống nguy hiểm về an ninh mạng;
d) Phân tích, đánh giá thông tin, dự báo khả năng, phạm vi ảnh hưởng và mức độ thiệt hại do tình huống nguy hiểm về an ninh mạng gây ra;
đ) Ngừng cung cấp thông tin mạng tại khu vực cụ thể hoặc ngắt cổng kết nối mạng quốc tế;
e) Bố trí lực lượng, phương tiện ngăn chặn, loại bỏ tình huống nguy hiểm về an ninh mạng;
g) Biện pháp khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia.
...

Theo đó trách nhiệm phòng ngừa tình huống nguy hiểm về an ninh mạng đối với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng như sau:

- Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng phối hợp với chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia triển khai các giải pháp kỹ thuật, nghiệp vụ để phòng ngừa, phát hiện, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng;

- Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng phối hợp với doanh nghiệp viễn thông, Internet, công nghệ thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

An ninh mạng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Bắt nạt trên mạng là gì, cách phòng chống bắt nạt trên mạng thế nào? Chọn lực lượng bảo vệ an ninh mạng thế nào?
Lao động tiền lương
Thủ tục kiểm tra an ninh mạng của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được thực hiện ra sao?
Lao động tiền lương
An ninh mạng là gì? Thẩm quyền thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia thuộc về ai?
Lao động tiền lương
Theo Luật An ninh mạng năm 2018 quy định khái niệm an ninh mạng ở điều mấy? Ai được tuyển chọn vào lực lượng bảo vệ an ninh mạng?
Lao động tiền lương
Nguy cơ đe dọa an ninh mạng là gì? Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí ở đâu?
Lao động tiền lương
Ngành an ninh mạng hệ cao đẳng và hệ trung cấp sau khi ra trường có vị trí làm việc như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - An ninh mạng
0 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An ninh mạng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An ninh mạng

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Toàn bộ quy định về An ninh mạng và an toàn thông tin trên không gian mạng mới nhất Bí mật kinh doanh: Tổng hợp văn bản hướng dẫn mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào