Bảo vệ dân phố được hưởng những chính sách gì?
Bảo vệ dân phố được hưởng những chính sách gì?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 38/2006/NĐ-CP quy định về chế độ chính sách đối với Bảo vệ dân phố, cụ thể như sau:
Chế độ chính sách đối với Bảo vệ dân phố
1. Bảo vệ dân phố được hưởng phụ cấp hàng tháng do Ủy ban nhân dân phường chi trả. Căn cứ vào điều kiện cụ thể và cân đối nguồn ngân sách của từng địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức phụ cấp cho từng chức danh Bảo vệ dân phố ở địa phương mình.
2. Bảo vệ dân phố trong khi làm nhiệm vụ mà bị hy sinh, bị thương theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì được xem xét công nhận là liệt sỹ hoặc người được hưởng chính sách như thương binh.
3. Bảo vệ dân phố được bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ về công tác bảo vệ an ninh, trật tự theo quy định của Bộ Công an. Trong thời gian tập trung bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ về công tác bảo vệ an ninh, trật tự Bảo vệ dân phố được hưởng chế độ phụ cấp đi lại, ăn ở như quy định đối với Công an xã.
Theo đó, Bảo vệ dân phố được hưởng các chính sách như sau:
- Được hưởng phụ cấp hàng tháng do Ủy ban nhân dân phường chi trả.
- Trong khi làm nhiệm vụ mà bị hy sinh, bị thương theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì được xem xét công nhận là liệt sỹ hoặc người được hưởng chính sách như thương binh.
- Được bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ về công tác bảo vệ an ninh, trật tự theo quy định của Bộ Công an. Trong thời gian tập trung bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ về công tác bảo vệ an ninh, trật tự Bảo vệ dân phố được hưởng chế độ phụ cấp đi lại, ăn ở như quy định đối với Công an xã.
Bảo vệ dân phố được hưởng những chính sách gì?
Lề lối làm việc của Bảo vệ dân phố được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 38/2006/NĐ-CP quy định về lề lối làm việc của Bảo vệ dân phố, cụ thể như sau:
Lề lối làm việc của Bảo vệ dân phố
1. Trưởng Ban Bảo vệ dân phố chịu trách nhiệm quản lý tổ chức và điều hành mọi hoạt động của Ban Bảo vệ dân phố, thường xuyên báo cáo tình hình kết quả thực hiện các mặt công tác của Bảo vệ dân phố với Ủy ban nhân dân phường và Công an phường
a) Phó Trưởng Ban Bảo vệ dân phố giúp việc Trưởng ban và thực hiện phần việc được phân công, thay thế Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của Ban khi được Trưởng ban uỷ quyền
b) Ủy viên Ban Bảo vệ dân phố chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của Trưởng ban, Phó trưởng Ban Bảo vệ dân phố và có trách nhiệm triển khai thực hiện các chủ trương, biện pháp, kế hoạch công tác của Bảo vệ dân phố ở cụm dân cư do mình phụ trách và thực hiện các nhiệm vụ khác về an ninh, trật tự do Trưởng ban, Phó Trưởng Ban Bảo vệ dân phố giao
2. Hàng tháng Ban Bảo vệ dân phố họp l lấn (trừ đột xuất) để kiểm điểm công tác đã làm và bàn chương trình công tác tháng tới
3. Trong khi làm nhiệm vụ Bảo vệ dân phố phải đeo băng chức danh, biển hiệu theo quy định.
Theo đó, Bảo vệ dân phố làm việc theo lề lối quy định như trên.
Bảo vệ dân phố có quyền gì?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 38/2006/NĐ-CP quy định về quyền hạn của Bảo vệ dân phố, cụ thể như sau:
Quyền hạn của Bảo vệ dân phố
1. Bắt, tước hung khí và áp giải người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, trốn thi hành án phạt tù đến trụ sở Công an phường theo quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm và báo cáo với Ủy ban nhân dân, Công an phường để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với những người đang có hành vi vi phạm trật tự công cộng, trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông, các vi phạm quy định an toàn cháy nổ và những người vi phạm các quy định khác về trật tự, an toàn xã hội.
3. Tham gia với lực lượng Công an hoặc lực lượng chức năng để truy bắt người phạm tội, người đang bị truy nã, trốn thi hành án; kiểm tra tạm trú, tạm vắng; kiểm tra giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tuỳ thân khác của những người tạm trú, người có nghi vấn đến địa bàn khu phố được phân công phụ trách.
Theo đó, Bảo vệ dân phố có quyền:
- Bắt, tước hung khí và áp giải người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, trốn thi hành án phạt tù đến trụ sở Công an phường theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm và báo cáo với Ủy ban nhân dân, Công an phường để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với những người đang có hành vi vi phạm trật tự công cộng, trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông, các vi phạm quy định an toàn cháy nổ và những người vi phạm các quy định khác về trật tự, an toàn xã hội.
- Tham gia với lực lượng Công an hoặc lực lượng chức năng để truy bắt người phạm tội, người đang bị truy nã, trốn thi hành án; kiểm tra tạm trú, tạm vắng; kiểm tra giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tuỳ thân khác của những người tạm trú, người có nghi vấn đến địa bàn khu phố được phân công phụ trách.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?