Bảo hiểm xã hội là gì? Mức đóng BHXH bắt buộc của người lao động năm 2024 là bao nhiêu?
Bảo hiểm xã hội cho người lao động là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có giải thích về bảo hiểm xã hội như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Như vậy, bảo hiểm xã hội cho người lao động là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội cho người lao động là gì? Mức đóng BHXH năm 2024 được pháp luật quy định là bao nhiêu?
Thời gian nào người lao động không cần đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Căn cứ theo Điều 42 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có hướng dẫn:
Quản lý đối tượng
...
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.
Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
...
Như vậy, có 03 khoảng thời gian người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội, bao gồm:
- Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.
- Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm xã hội nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.
- Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Mức đóng BHXH bắt buộc năm 2024 được pháp luật quy định là bao nhiêu?
Người lao động đóng các loại bảo hiểm sau đây:
- Theo Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 1 Điều 5 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 : đóng BHXH 8%
- Theo Điều 18 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017: đóng BHYT 1,5%
Ngoài việc trích tiền đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế thì hàng tháng người lao động còn phải trích 1% để đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 14 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017.
Tổng cộng hàng tháng người lao động phải trích 10.5% lương hằng tháng đóng bảo hiểm.
Các loại bảo hiểm sau đây đối với người sử dụng lao động:
- Theo điểm a và điểm c khoản 1 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 2 Điều 5 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 : BHXH 17% tiền lương tháng đóng bảo hiểm.
- Theo Điều 18 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017: đóng BHYT 3% tiền lương tháng đóng bảo hiểm
- Theo Điều 4 nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hiện nay là 0.5% tiền lương tháng đóng bảo hiểm.
Một số trường hợp đặc biệt doanh nghiệp được đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn, cụ thể là 0.3%.
Ngoài việc trích tiền đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế thì hàng tháng người sử dụng lao động còn phải trích 1% để đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 14 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017.
Tổng cộng hàng tháng người sử dụng lao động phải trích 21,5% lương hằng tháng đóng bảo hiểm.
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?